Bài 2 trang 52 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 52 SGK Ngữ văn 11 tập 2, hướng dẫn soạn bài Chiều xuân ngữ văn 11 : Anh (chị) có cảm nhận gì về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ?
(369) 1229 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 52 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Chiều xuân của Anh Thơ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiAnh (chị) có cảm nhận gì về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ? Không khí và nhịp sống ấy được gợi tả bằng những từ ngữ, chi tiết và bằng thủ pháp nghệ thuật nào ?

Trả lời bài 2 trang 52 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Cảm nhận về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ: yên bình, tĩnh lặng, nhịp sống lặng lẽ, êm đềm, khoan thai.

- Không khí thơ mộng, đêm đềm, tĩnh lặng thể hiện qua:

+ Hình ảnh dân dã, hài hòa, êm dịu trong tổng thể bức tranh làng quê thanh bình.

+ Từ ngữ gợi hình, gợi cảm: sử dụng hiệu quả biện pháp nhân hóa (đò biếng lười, quán tranh đứng im lìm…), cách diễn đạt độc đáo (cúi ăn mưa, cỏ non tràn biếc cỏ)…

+ Bút pháp lấy động tả tĩnh: cái giật mình của cô gái khi đàn cò vụt bay ra.

- Nhịp sống nhẹ nhàng, chậm rãi, khoan thai thể hiện qua:

+ Hệ thống từ láy gợi cảm diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, êm đềm của đối tượng.

+ Thiên nhiên và con người được miêu tả trong nhịp điệu chậm rãi, khoan thai.

Tham khảo thêm văn mẫuPhân tích bài thơ Chiều xuân - Anh Thơ

Cách trả lời 2:

Bài thơ vừa tả cảnh, vừa gợi được nhịp sống, không khí ở nông thôn nước ta thời trước, sự yên bình:

+ Con đò nằm biếng lười, quán vắng, cánh bướm rập rờn, đàn trâu thong thả có dáng khoan thai

+ Hai câu thơ cuối có hình ảnh con người xuất hiện.

- Khoảnh khắc lao động của người thiếu nữ đi vào thơ:

+ Cô thôn nữ chăm chỉ trong buổi chiều tĩnh lặng.

+ Câu thơ tả động nhưng để nói về cái tĩnh

+ Cái tĩnh để nhằm nhấn mạnh vào nhịp sống yên bình của vùng quê còn nguyên sơ.

Cách trả lời 3:

Không khí đồng quê yên lặng, nhịp sống vô cùng bình yên:

- Từ ngữ giàu giá trị tạo hình gợi cảm: êm, biếng lười, vắng lặng, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc.

- Danh từ chỉ sự vật: mưa, đò, quán, hoa xoan, trâu bò, cò con.

>>> Đọc thêmNêu cảm nhận của em về bài thơ Chiều xuân

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 52 SGK ngữ văn 11 tập 2 được tổng hợp và biên soạn chi tiết giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Chiều xuân (AnhThơ) tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(369) 1229 04/08/2022