Bài 8 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 8 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-gô).
Trả lời bài 8 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Để soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 8 trang 116 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:
Cách trả lời 1
Hình tượng nhân vật Giăng Van- giăng:
- Đoạn trích, Giăng Van- giăng trước hết hiện lên qua ngòi bút miêu tả trực tiếp của nhà văn
+ Giăng Van-giăng nói chuyện nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khi thì thầm hạ giọng
+ Đối lập với Gia ve hung hãn, sừng sổ, gầm gào như ác thú
- Giăng Van- giăng được miêu tả gián tiếp qua lời cầu cứu của Phăng tin:
+ Trong mắt Phăng tin ông như vị cứu tinh, người anh hùng
+ Hiện lên rất đẹp qua cảnh tượng mà bà xơ chứng kiến “ Giăng Van- giăng thì thầm bên tai Phăng- tin, bà trông thấy rõ một nụ cười không sao tả được hiện lên trên đôi môi nhợt nhạt, đôi mắt xa xăm đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”
- Lời nói, hành động, ý nghĩ Giăng Van giăng chứa đựng vẻ đẹp phi thường, lãng mạn
- Giăng Van- giăng vượt trên cả cái ác, cường quyền, để bênh vực kẻ yếu
→ Trước cường quyền lúc ông nhún nhường, lúc cương nghị, quyết liệt khiến cái ác phải lùi bước. Với người yếu thế ông che chở, bao bọc, gieo tình yêu thương và niềm tin cho họ.
Cách trả lời 2
Hình tượng nhân vật Giăng Van- giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền của Huy – gô:
* Tính cách của Giăng Van – giăng qua đoạn trích:
– Muốn cứu người bị bắt oan, Giăng Van – giăng tự thú.
– Sẵn sàng bị bắt.
– Cố gắng kéo dài thời gian để tìm con cho Phăng – tin
* Giăng Van – giăng con người đối lập với cái ác:
– Giọng nói:
+ Với Gia – ve: tế nhị, nhẹ nhàng nhưng đầy uy quyền.
+ Với Phăng – tin: nhã nhặn, điềm tĩnh, quan tâm.
– Hành động:
+ Đối với Gia – ve: biết rõ mục đích của Gia – ve → cúi đầu cầu xin → tức giận, cầm lấy thanh sắt trừng trừng nhìn Gia – ve.
+ Đối với Phăng – tin: quan tâm, ân cần, lo lắng.
=> Mục đích: Giăng Van – giăng cố gắng giữ bí mật chuyện chưa tìm được Cô – dét cho Phăng – tin, lo lắng Phăng – tin bị sốc nếu biết tin.
* Giăng Van – giăng qua sự miêu tả gián tiếp:
– Lời cầu cứu của Phăng – tin.
– Cảnh bà xơ Xem – pli – xơ chứng kiến cái chết của Phăng – tin: “lúc Giăng Van – giăng thì thầm bên tai Phăng – tin bà trông thất rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”.
=> Giăng Van – giăng có sức mạnh của một đấng cứu thế, cứu rỗi những con người khốn khổ.
Cách trả lời 3
- Tình huống éo le: Giăng Van-giăng bị đặt vào hoàn cảnh kịch tính. Phăng-tin đang trong tình trạng nguy kịch, Giăng Van-giăng không muốn Phăng-tin biết sự thật ông là tù khổ sai và muốn tìm Cô-dét để cứu giúp cô nhưng Gia-ve đã đến để bắt ông.
- Hình tượng Giăng Van-giăng:
+ Trước khi Phăng-tin qua đời:
> Với Gia-ve: Giăng Van-giăng chịu nhún nhường, xưng hô kính trọng ông-tôi, xin Gia-ve cho thêm thời gian, cúi đầu, thì thầm khi nói…
> Với Phăng-tin: trấn an, tìm mọi cách che chở và giúp đỡ.
+ Sau khi Phăng-tin qua đời:
> Khôi phục uy quyền trước Gia-ve: cậy bàn tay Gia-ve ra, bẻ thanh giường đe dọa hắn, kết tội Gia-ve, thay đổi xưng hô bình đẳng anh-tôi.
> Thương xót và tiễn biệt Phăng-tin: sửa sang trang phục, thì thầm vào tai Phăng-tin khiến gương mặt chị rạng rỡ, tiễn chị về cõi vĩnh hằng.
=> Giăng Van-giăng là con người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và hi sinh vì người khác. Sức mạnh và uy quyền của Giăng Van-giăng chính là sức mạnh và uy quyền của tình yêu thương cao cả.
Cách trả lời 4
a) Hoàn cảnh - số phận
- Vì nghèo đói nên lấy cắp bánh mì nuôi cháu, bị phạt tù khổ sai 19 năm.
- Ra tù trở thành người tốt, được làm thị trưởng luôn giúp đỡ mọi người.
- Gia - ve phát hiện, Giăng Van - giăng không muốn vì mình mà một người bị kết án oan, nhưng ông cũng không còn đủ điều kiện để cứu mẹ con Phăng - tin.
=> Tâm trạng giằng co, mâu thuẫn, sẵn sàng chịu bắt nhưng cũng cố sức năn nỉ hạn thêm mấy ngày để lo việc cho Phăng - tin, thực hiện lời hứa với người sắp mất.
=> Giăng Van-Giăng là con người của tình thương, của sự nghèo khổ và kém may mắn.
b) Tính cách - phẩm chất
* Giàu tình thương.
- Quyết định đầu thú để cứu nạn nhân bị Gia-Ve bắt oan.
- Với Gia - ve: Nói với Gia-Ve giọng nhún nhường nhẹ nhàng xin hoản lại 3 ngày để tìm con cho Phăng Tin.
- Với Phăng - tin: Trước khi Phăng - tin chết thì ông đã lo lắng cho bệnh tình của cô, một cú sốc nhỏ cũng đủ để giết chết người đàn bà ấy, hứa tìm được con gái cho Phăng - tin. Còn sau khi Phăng - tin chết thì cúi đầu, nhìn cô thật lâu, hôn lên bàn tay của Phăng - tin; chi tiết Giăng Van - giăng thì thầm điều gì bên tai Phăng - tin -> khuôn mặt Phăng - tin “sáng rỡ một cách lạ thường”.
=> Con người đầy tình thương và trách nhiệm. Dù bị dồn vào chân tường vẫn cố gắng bảo vệ cho đồng loại bằng bản lĩnh phi thường.
=> Những hành động và việc làm cao cả đầy tình nghĩa lòng nhân ái sống hết mình cho tình thương đồng thời thể hiện giá trị thẩm mỹ giàu chất nhân văn trong một con người nghèo khổ.
* Kiên cường, dũng cảm.
- Lúc đầu: điềm tĩnh đón nhận sự thật, từ tốn, nhún nhường, nhỏ giọng cầu xin Gia - ve hoãn lại 3 ngày để đi tìm Cô - dét.
- Sau khi Phăng - tin chết thì giọng điệu trở nên lạnh lùng đầy thách thức “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”, hành động thì cầm thanh sắt như bất chấp, căm thù, dũng cảm.
=> Thái độ quyết liệt, kiên cường đầy bản lĩnh khiên Gia - ve cũng phải “run sợ”.
=> Nguyên nhân của sự thay đổi thái độ của Giăng Van - giăng: Muốn bảo vệ sự linh thiêng cho người đã khuất và đó là sức mạnh của tình thương, lòng nhân ái khiên Giăng Van - giăng vượt qua ranh giới của sự sợ hãi, quên đi bản thân mình.
* Giăng Van - giăng hiện lên với tình yêu thương cao cả và bản lĩnh cứng cỏi chống lại cái ác. Giăng Van-giăng là sự hiện diện ở tầm vóc phi thường, như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.
-/-
Bài 8 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.