Bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2
(395) 1316 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm rõ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trả lời bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Quá trình hiện đại hóa thơ ca từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám

- Giai đoạn đầu ( từ đầu TK XX đến khoảng 1920) chủ yếu thơ ca của chí sĩ cách mạng (Phan Bội Châu), mặt nghệ thuật vẫn ảnh hưởng từ văn học trung đại.

+ Bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu vẫn mang hình thức văn học trung đại nhưng nội dung được đổi mới khi nói về lẽ sống mới, quan niệm mới về chí làm trai

- Giai đoạn thứ hai ( 1920 -1930) công cuộc hiện đại hóa văn học đạt thành tựu đáng nghi nhận. Văn học giai đoạn này đổi mới, có tính hiện đại, yếu tố thi pháp trung đại vẫn tồn tại, phổ biến

+ Hầu trời thể hiện cái tôi cá nhân tự do, phóng túng, phảng phất cái ngông của nhà Nho tài tử.

- Giai đoạn 3 (khoảng 1930- 1945) văn học hoàn tất quá trình hiện đại hóa, với nhiều cuộc cách trên sâu sắc trên mọi thể loại. Đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...thể hiện cái tôi cá nhân được giải phóng khỏi hệ thống ước lệ thơ ca trung đại, trực tiếp quan sát thế giới, lòng mình bằng con mắt của cá nhân.

Cách trả lời 2

Quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì đầu thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua các bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu:

* Giai đoạn thứ nhất từ đầu thế kỉ XX – 1920: Thi pháp trung đại, tư tưởng đổi mới.

– Được thể hiện qua bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu: quan điểm mới về “chí làm trai” nhưng vẫn mang dấu ấn của văn học truyền thống (viết bằng chữ Hán, thể thơ thất ngôn bát cú đường luật).

* Giai đoạn thứ hai: từ năm 1920 – 1930:

– Thi pháp trung đại có nhiều yếu tố đổi mới, ngôn ngữ hiện đại, nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn còn tồn tại khá phổ biến.

– Hầu trời của Tản Đà được thể hiện rất rõ các tính chất nói trên. Bài thơ với ngôn ngữ hiện đại, “cái tôi” ngông của nhà Nho tài tử, chán đời.

→ Bài thơ có thể xem như là gạch nối giữa hai thời đại văn học dân tộc.

* Giai đoạn thứ ba: từ năm 1930 – 1945:

– Nền văn học nước nhà hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi phương diện.

– Bài thơ Vội vàng:

+ Sử dụng thi pháp, ngôn ngữ hiện đại.

+ Thể hiện tiếng nói của cái tôi ham sống, khao khát với đời, quan niệm mới mẻ về lẽ sống.

+ “Cái tôi” cá nhân, buồn bơ vơ trước cuộc đời.

Cách trả lời 3

Quá trình hiện đại hoá của thơ ca thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện khá rõ qua các bài thơ như Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu.

- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920), thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chí sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Trong sáng tác của Phan Bội Châu cũng như của nhiều cây bút Hán học yêu nước và cách mạng khác, nội dung tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX, nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại, các tác giả vẫn viết theo thi pháp của thơ trung đại. Điều đó thể hiện rất rõ trong bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu. Trong bài này, Phan Bội Châu đã thể hiện lẽ sống mới, quan niệm mới về "chí làm trai" nhưng bài thơ vẫn được viết bằng thi pháp và ngôn ngữ của văn học trung đại.

- Giai đoạn thứ hai (khoảng từ 1920 đến 1930), công cuộc hiện đại hoá văn học đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Văn học giai đoạn này đã đổi mới, có tính hiện đại, nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn tồn tại khá phổ biến, nhất là trong sáng tác thơ.

Bài Hầu Trời của Tản Đà thể hiện rất rõ tính chất nói trên. Trong Hầu Trời, đã thấy xuất hiện "cái tôi" cá nhân phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực cùa mình và khao khát được khẳng định mình. Qua Hầu Trời, Tản Đà cũng bộc lộ rõ một quan điểm khá hiện đại về nghề văn. Cách chia khổ thơ như Tản Đà đã làm trong bài này chưa từng thấy trong thời kì trung đại. Nhưng "cái tôi" cá nhân phóng túng của Tản Đà vẫn phảng phất tinh thần cái ngông của nhà nho tài tử của thơ ca cuối thời trung đại kiểu Nguyễn Công Trứ, Tú Xương,... Vì vậy, Hầu Trời chưa thể xem là thực sự hiện đại. Tản Đà, qua Hầu Trời và những bài thơ khác của ông, "có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc".

- Giai đoạn thứ ba (từ khoảng 1930 đến 1945), nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hoá với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. Phong trào Thơ mới (được khởi lên từ năm 1932) được xem là "một cuộc cách mạng thơ ca" (Hoài Thanh). Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính,... là những bài thơ tiêu biểu, thể hiện rõ những đặc trưng của thơ mới. Đó là tiếng nói nghệ thuật của "cái tôi" cá nhân tự giải phóng hoàn toàn ra khỏi hệ thống ước lệ của thơ ca thời kì trung đại, trực tiếp quan sát thế giới và lòng mình bằng con mắt của cá nhân, đồng thời cảm thấy bơ vơ, cô đơn trước vũ trụ và cuộc đời.

-/-

Bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(395) 1316 04/08/2022