Bài 3 trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 17 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Hầu Trời (Tản Đà) chi tiết nhất.
Đề bài: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?
Trả lời bài 3 trang 17 SGK văn 11 tập 2
Cách trả lời 1:
- Đoạn thơ thể hiện cảm hứng hiện thực đó là:
"Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó
...
Biết làm có được mà dám theo".
=> Kể cho trời nghe cảnh mình ở hạ giới: một cảnh sống nghèo khó, vất vả đủ điều của kiếp nhà văn.
- Ý nghĩa đoạn thơ: Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời tác giả, cũng như bao nhà văn khác. Văn chương lúc này đã trở thành một nghề để kiếm sống, mà các nhà thơ chế độ cũ thì không kịp thích nghi.
- Hai cảm hứng này đan cài khăng khít và không tách biệt trong sáng tác của nhà văn.
Cách trả lời 2:
Đoạn thơ rất hiện thực trong bài:
Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
[...]
Sức trong non yếu ngoài che rấp
Một cây che chống bốn năm chiều.
Đoạn thơ nói lên một bức tranh chân thực về chính cuộc đời nhà thơ và của những văn sĩ khác lúc đó. Đó là cuộc sống cơ cực, vất vả, nghèo khó, làm chẳng đủ ăn... Bởi vậy dễ hiểu vì sao ông tìm lên đến tận trời để than vãn, để thỏa niềm khao khát, ước mơ của mình.
Là nhà văn giàu cảm hứng lãng mạn nhưng ông vẫn không thoát li khỏi cuộc đời, vẫn khao khát được khẳng định tài năng của mình. Hai cảm hứng này đan cài khăng khít và không tách biệt trong sáng tác của nhà văn.
Tham khảo thêm: Lập dàn ý phân tích bài thơ Hầu trời - Tản Đà
Trên đây là 2 cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 17 SGK ngữ văn 11 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Hầu trời của Tản Đà tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !