Bài 2 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 23 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2, hướng dẫn soạn bài Vội vàng: Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt...
(400) 1332 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Vội vàng (Xuân Diệu) chi tiết nhất.

Đề bài: Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian?

Trả lời bài 2 trang 23 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

- Cảm nhận về thời gian của thi nhân ở đây gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một con người yêu cuộc sống thiết tha, say đắm, nên mang nét riêng của Xuân Diệu rất rõ.

- Thời gian của tự nhiên thì luôn tuân thủ theo quy luật vận động bất biến, nhưng thời gian theo cách nhìn của Xuân Diệu (bị ảnh hưởng bởi thời đại và văn hóa phương Tây) thì thời gian vận động tuyến tính, một đi không trở lại. Thời gian thật sự khắc nghiệt, đời người có hạn và tuổi xuân ngắn ngủi.

- Tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian bởi: nhà thơ ý thức rõ sự mất mát khi thời gian trôi qua. Bởi vậy, cái tôi của nhà thơ, một cái tôi ý thức rất rõ về thời gian đã tận hưởng những phút giây tuổi xuân mà cuộc đời đã trao tặng mình. Đó là niềm khát khao sống sôi nổi, mãnh liệt của thanh niên, của tuổi trẻ.

Cách trả lời 2:

Tác giả cảm nhận thời gian tự nhiên, thời gian khách quan muôn đời vẫn như thế. Nhưng quan niệm về thời gian, cảm nhận về thời gian thì mỗi thời đại, mỗi con người lại khác nhau.

Cảm nhận thời gian thông qua lăng kính của Xuân Diệu chứa nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc:

- Thời gian của thi nhân gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một người yêu cuộc sống tha thiết, đắm say, nên mang nét riêng biệt của Xuân Diệu

- Thời gian và mùa xuân

+ Người xưa quan niệm thời gian: tuần hoàn vĩnh cửu, con người gắn chặt với cộng đồng nên chết vẫn chưa là hết hẳn, vẫn cùng tồn tại với trời đất.

+ Xuân Diệu có quan điểm ngược lại, thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

+ Nhà thơ lo sợ khi vũ trụ còn mãi, thời gian vô tận mà đời người lại hữu hạn, tuổi trẻ “chẳng hai lần thắm lại”

+ Thời gian trong cảm nhận của nhà thơ đầy nuối tiếc, mất mát, chia lìa.

=> Cách cảm nhận thời gian là sự thức tỉnh sâu sắc “cái tôi” cá nhân, sự tồn tại có ý nghĩa mỗi cá nhân trên đời nên nâng niu, trân trọng, từng giây phút của cuộc đời.

Tham khảo thêmPhân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 23 SGK ngữ văn 11 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(400) 1332 04/08/2022