Bài 3 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2, hướng dẫn soạn bài Chiều tối ngữ văn 11 : Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu sau như thế nào?
(377) 1255 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Chiều tối của chủ tịch Hồ Chí Minh chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiBức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu sau như thế nào?

Trả lời bài 3 trang 42 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

“Cô em xóm núi xay ngô tối     

Xay hết, lò than đã rực hồng”

- Trong hai câu thơ này tác giả miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt hằng ngày. Đây là những hoạt động của một bản làng đang chuẩn bị cho buổi tối.

- Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động. Chính cuộc sống lao động bình dị đó càng trở nên đáng quý, đáng tôn trọng biết bao giữa núi rừng chiều tối âm u, heo hút - nó đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui hạnh phúc và hạnh phúc trong lao động của con người.

- Hình ảnh “lò than đã rực hồng” báo hiệu buổi chiều đã kết thúc và buổi tối đã bắt đầu. Buổi tối ấy không phải là một buổi tối lạnh lẽo mà là một buổi tối ấm áp bên cạnh gia đình, bên bếp lửa hồng. Từ đó cũng cho thấy tấm lòng người xa quê, dù có gian lao thế nào vẫn hướng về quê hương, đất nước.

- Những hình ảnh giản dị được Bác miêu tả hết sức chân thực, qua đó ta thấy được tình yêu của Bác giành cho những người dân nghèo - một con người dù bản thân hết sức khó khăn nhưng vẫn giành những tình cảm chân quý nhất cho người khác.

Tham khảo thêm văn mẫuCảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối

Cách trả lời 2:

Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu sau:

- Cảnh:

+ Trong thơ cổ dưới áng chim chiều mây nổi thì xuất hiện con người đó là những đạo sĩ, ẩn sĩ lánh đời còn trong thơ lãng mạn: xuất hiện những con người là mỹ nhân tuyệt đẹp.

+ Trong thơ Bác lại chính là người lao động.

+ Hoạt động gắn liền với cô gái ấy chính là hoạt động xay ngô tối, cái chữ "tối" bộc lộ sự chăm chỉ cần mẫn của con người. Đây là một hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời người thiếu nữ vất vả đáng quý đáng yêu.

+ Phép điệp vòng “ma bao túc” cho thấy công việc diễn ra thường xuyên hàng ngày.

+ Từ “hồng” như làm sáng cả bài thơ, nhãn tự của bài thơ, có tác dụng mang lại tươi sáng niềm ước vọng cho ngày mai.

- Tình:

+ Nhà thơ phải là người yêu cuộc sống lắm mới có thể làm cảm nhận được cái đẹp trong công việc lao động thường ngày.

+ Không những thế còn phải có một trái tim nhân hậu và một sự lạc quan tin vào tương lai tươi sáng hơn.

Cách trả lời 3:

Hình ảnh bức tranh đời sống được cảm nhận qua hai câu thơ cuối rất cụ thể, sinh động:

- Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô tối - hình ảnh con người nổi bật lên giữa trung tâm của bức tranh thiên nhiên

+ Bác quên đi đau khổ của bản thân để hòa nhập, cảm nhận cuộc sống của người dân lao động

+ Tình thương yêu của Người với những người dân nghèo khổ

+ Công việc nặng nhọc của người lao động được biểu hiện qua âm điệu khắc khổ của bài thơ

+ Sự vận động từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh đời sống cũng chính là xu hướng vận động chung của bài thơ.

+ Hình ảnh con người trẻ trung, khỏe khoắn, sống động khiến cuộc sống người lao động đáng trân trọng, đáng quý hơn.

+ Cấu trúc lặp “ma bao túc” tạo sự nhịp nhàng giữa những vòng quay của công việc, hoạt động xay ngô

+ Không gian được thu hẹp dần, từ trời mây bao la dần thu nhỏ lại, cuối cùng là cảnh bếp lửa hồng

+ Hình ảnh lao động gợi tới ước mơ thầm kín trở về nhà của người chiến sĩ cách mạng đang lưu lạc, xa quê

+ Bài thơ có sự chuyển động, ban đầu là gam màu u tối, về sau là gam màu sáng cho thấy niềm lạc quan yêu đời.

>>> Đọc thêmPhân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối

Trên đây là gợi ý một số cách trình bày câu trả lời cho bài 3 trang 42 SGK ngữ văn 11 tập 2 được biên soạn chi tiết hi vọng sẽ giúp các em chuẩn bị bài và soạn bài Chiều tối (Hồ Chí Minh) tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(377) 1255 04/08/2022