Bài 2 trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 62 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Bài thơ số 28 - Tago.
(372) 1240 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 62 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài bài thơ số 28 - tago chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp trong bài nhằm mục đích gì?

Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú, khổ đau với tình yêu, Ta-go muốn nói gì về cuộc đời, về trái tim?

Trả lời bài 2 trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Cách trả lời 1 - Ngắn gọn

– Cấu trúc giả định rồi phủ định, tới kết luận được lặp đi lặp lại nhằm thể hiện triết lí của Tago về trái tim, tình yêu

+ Giả thiết đời anh quý giá, đẹp đẽ như hoa ngọc, anh sẵn lòng dâng tặng em

– Tago muốn thể hiện sự vẹn toàn bộ cho người yêu

– Nhưng trái tim, tâm hồn là thế giới bí ẩn, thăm thẳm không thể dâng trọn vẹn một lần

– Trái tim là sự phức hợp của tình yêu, nỗi vui sương, khổ đau là vô biên

→ Tago muốn người đọc hiểu rằng trái tim tình yêu không đơn giản. Khát khao lạc thú cũng như nỗi đau khổ, buồn bã trong tình yêu là vô bờ, những người yêu nhau phải hiểu để cùng tận hưởng, chịu đựng vượt qua

Cách trả lời 2 - Chi tiết

* Lối cấu trúc giả định A không chỉ là B mà (lại) là C trong:

+ Đời anh chỉ là viên ngọc.

+ Đời anh chỉ là đóa hoa.

=> Hiện thực hóa cuộc đời thành những sự vật cụ thể, tượng trưng cho sự quý giá (ngọc) và thanh cao (hoa). Cuộc đời của thi nhân ngầm chứa sự quý giá và thanh cao ấy. Qua đó thể hiện sự hi sinh của chàng trai:

+ Nếu cuộc đời là viên ngọc: nguyện “đập vỡ”, “xâu thành chuỗi quàng vào cổ em”.

+ Nếu cuộc đời là đóa hoa: “hái nó đặt lên mái tóc em”.

=> Nhấn mạnh khát vọng tận hiến nồng nhiệt của chàng trai.

* Lối cấu trúc giả định A không chỉ là B mà (lại) là C trong:

+ Trái tim (cụ thể) – phút giây lạc thú (trừu tượng) – nở thành nụ cười nhẹ nhõm.

+ Trái tim (cụ thể) – khổ đau (trừu tượng) – tan thành lệ trong, phản chiếu nỗi niềm u uẩn.

=> Hai trạng thái tâm lý trái ngược nhau: niềm vui và nỗi buồn, từ đó thể hiện khát khao phơi trải để người mình yêu thấu suốt trái tim được dễ dàng hơn.

Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú với khổ đau với tình yêu nhà thơ muốn thể hiện triết lí về cuộc đời, về trái tim:

- Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng.

- Trái tim tình yêu không hề đơn giản, nó là sự tổng hòa của những tâm trạng phức tạp, thậm chí đối nghịch nhau. Tất cả những điều đó đều tồn tại không phải chỉ trong phút giây chốc lát mà là mãi mãi.

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Bài thơ số 28 - Tago trong tuyển tập soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.


(372) 1240 04/08/2022