Bài 3 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Nhớ đồng của Tố Hữu chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu nào ?
Trả lời bài 3 trang 48 SGK văn 11 tập 2
Cách trả lời 1:
Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu:
- Hình ảnh đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể, không chỉ bằng đường nét, màu sắc mà còn có cả hương vị, hơi mát… Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương
+ Màu sắc: ô mạ xanh
+ Không khí yên bình
+ Ruồng tre mát, thở yên vui
- Hương vị: gió cồn thơm, khoai ngọt sắn bùi
- Âm thanh: lúa xao xác, tiếng xe lùa nước hòa tiếng hò não nùng – những âm thanh buồn nhưng lại thể hiện được hồn quê).
- Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.
Tham khảo thêm văn mẫu: Phân tích bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu
Cách trả lời 2:
Bài thơ không chỉ thể hiện nỗi cô đơn, hiu quạnh của những buổi trưa thương nhớ và sâu sắc hơn cả vẫn là niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào.
- Đồng quê hiện lên nỗi nhớ thương của tác giả hiện lên qua những hình ảnh: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều nương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen.
=> Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương nhưng đều bị ngăn cách.
- Con người gần gũi thân thương:
+ Những lưng còng xuống luống cày.
+ Những bàn tay vãi giống.
+ Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc.
-> Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến.
=> Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ da diết, giục gọi vừa gợi nỗi nhớ thương vừa gợi nỗi buồn sâu xa thấm thía.
Cách trả lời 3:
Bài thơ trước hết sâu sắc hơn cả vẫn là những câu thơ thể hiện niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào.
- Trong nỗi hiu quạnh của những buổi trưa thương nhớ, Tố Hữu trở về với những điều thân thuộc
+ Ruồng tre mát thơ
+ Ô mạ xanh mơn mởn
+ Nương khoai sắn ngọt bùi
- Trở về trong tâm tưởng với cảnh quê, Tố Hữu với những “xóm nhà tranh” những con người “lưng cong xuống luống cày/ mà bùn hi vọng nức hương ngây”.
-> Đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể bằng đường nét, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương vị...
- Âm điệu như tiếng than về nỗi quạnh hiu, cùng cực người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.
>>> Đọc thêm: Bình giảng một đoạn thơ trong bài Nhớ đồng
Bài 3 trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2 trên đây được trả lời theo các cách khác nhau giúp em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để chuẩn bị bài và soạn bài Nhớ đồng (Tố Hữu) trong chương trình Soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !