Bài 3 trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2, hướng dẫn soạn bài Tương tư ngữ văn 11 : Hoài Thanh cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có hồn xưa đất nước, em có đồng ý với nhận xét đó không?
(392) 1306 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 50 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tương tư của Nguyễn Bính chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiHoài Thanh cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có "hồn xưa đất nước". Qua bài Tương tư

, anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao ?

Trả lời bài 3 trang 50 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Lời nhận định của Hoài Thanh cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa đất nước” rất đúng với bài Tương tư. Nó được thể hiện ở :

- Cách biểu hiện cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ

- Chất liệu, hình ảnh đậm màu dân gian, đậm chất "chân quê"

- Lối nói chân chất, thật thà

- Thể hiện tinh tế, giàu sức gợi cảm.

Tham khảo thêm văn mẫuCảm nhận vẻ đẹp dân gian trong bài thơ Tương tư

Cách trả lời 2:

- Lời nhận định của Hoài Thanh cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có "hồn xưa của đất nước" rất đúng với bài Tương tư. Vì:

+ Nguyễn Bính đã yêu thôn quê một cách kì lạ, chân thực và sâu đậm. Cho nên, ngay cả những câu thơ bình dị nhất, vẫn có sức lôi cuốn, vẫn có cái duyên làm xao động lòng người:

Bảo rằng cách trở đò giang,

Không sang là chẳng đường sang đã đành.

Nhưng đây cách một đầu đình,

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...

+ Dường như, trong mắt ông, những cảnh sắc thông thường ở thôn quê cũng rất gợi cảm, đâu chỉ ánh trăng mới đẹp, mà cảnh mưa phùn gió bấc, hoa xoan, đường lầy hay nắng lửa trưa hè vẫn cứ làm ta xúc động, nhớ thương. Đó là tài năng của ông. Giọng ông vừa cất lên, người ta đã nhận ngay ra hình bóng quê hương làng mạc.

+ Cách ăn nói nghĩ ngợi của bà con làng xóm đã thấm vào Nguyễn Bính. Nhiều khi không hẳn là nghĩa chữ, ý câu mà chỉ bằng cái giọng nói, cái cách nói, Nguyễn Bính đã gửi gắm, giao hoà tâm hồn chúng ta vào trong hồn của quê hương dân dã.

+ "Hương đồng gió nội" trong thơ Nguyễn Bính sáng tác trước 1945, được đông đảo độc giả mến mộ dài lâu. Hiện tượng ấy khiến chúng ta nhớ lại điều dự báo có sức khái quát của tác giả Thi nhân Việt Nam 50 năm trước: "Nếu các thi nhân ta đủ sức chân thành để thừa hưởng di sản xưa, nếu họ biết tìm đến thơ xưa với một tấm lòng trẻ, họ sẽ phát huy được những gì vĩnh viễn hơn, sâu sắc hơn mà bình dị hơn nòi giống. Nhất là ca dao sẽ đưa họ về với dân quê, nghĩa là với chín mươi phần trăm số người trong nước. Trong nguồn sống dồi dào và mạnh mẽ ấy, họ sẽ tìm ra những vần thơ không phải chỉ dành riêng cho chúng ta, một bọn người có học mới, mà có thể làm nao lòng hết thảy người Việt Nam".

Cách trả lời 3:

Trong thơ Nguyễn Bính “có hồn xưa đất nước” vì:

Với Nguyễn Bính, trong bất kì thi phẩm nào, ta vẫn có thể cảm nhận được chất làng quê mộc mạc giản dị chân phương, chính những điều đó đã tạo nên một dư vị “hồn xưa của đất nước“ rất riêng trong thơ Nguyễn Bính. Điều đó được thể hiện ở cách biểu hiện cảm xúc, cách dùng ngôn ngữ, chất liệu đậm màu sắc dân gian, giàu chất “chân quê”.

-/-

Nội dung gợi ý soạn văn 11 bài 3 trang 50 SGK ngữ văn 11 tập 2 trên đây được biên soạn và trả lời theo nhiều cách khác nhau giúp em có thêm nhiều thông tin hữu ích để chuẩn bị bài và soạn bài Tương tư (Nguyễn Bính) tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(392) 1306 04/08/2022