Bài 3 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2, hướng dẫn soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ ngữ văn 11 : Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào? Chút hoài nghi trong ...
(384) 1279 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 39 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiỞ khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào? Chút hoài nghi trong câu thơ: "Ai biết tình ai có đậm đà?

" có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời không? Vì sao?

Trả lời bài 3 trang 39 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

- Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình:

+ Thiết tha hướng về người thôn Vĩ nhưng cảm thấy xa vời, khó tiếp cận.

+ Điệp ngữ "khách đường xa" (Huế và Quy Nhơn không quá xa về không gian địa lí. Đây là không gian tâm trạng. Đối với Hàn Mặc Tử, Huế và Quy Nhơn là hai thế giới cách biệt).

+ Các từ: Xa, trắng quá, sương khó, mờ, ảnh... càng tăng cảm giác khó nắm bắt.

- Chút hoài nghi trong câu thơ "Ai biết tình ai có đậm đà?" có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời. Vì: Chính bởi trong hoàn cảnh của tác giả bấy giờ, ta mới thấy được phải có một tấm lòng tha thiết, quý mến cuộc sống biết bao, tác giả mới suy tư, trăn trở về cuộc đời, tình đời, tình người. Tác giả mới khao khát người đời hiểu tấm lòng của tác giả dành cho cuộc đời, cũng như mong mỏi sự chờ đợi, hi vọng tình đời, tình người không như mây khói ảo ảnh.

Tham khảo thêm văn mẫu

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Cách trả lời 2:

Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm tư, tình cảm với người xứ Huế:

- Trước hết, điệp ngữ khách đường xa, câu thơ mở đầu khổ thơ nhấn mạnh thêm nỗi xót xa, những lời tâm sự với chính mình.

+ Trước lời mời của cô gái thôn Vĩ, có lẽ nhà thơ chỉ là người khách quá xa xôi, hơn thế

+ Thiết tha hướng về thôn Vĩ cảm thấy xa vời, khó tiếp cận

+ Điệp ngữ “khách đường xa” đó là khoảng cách trong tâm tưởng nhà thơ, khoảng cách của hai thế giới.

- Hình ảnh khó nắm bắt, mờ ảo của cả con người và cảnh vật thể hiện qua từ: xa, trắng quá, sương khó, mờ, ảnh... tăng cảm giác khó nắm bắt.

- Sống trong mơ mộng, hư ảo của sương khói Huế, màu áo dài cũng thấp thoáng, mờ ảo.

- Câu thơ cuối gợi chút hoài nghi khi sử dụng đại từ phiếm chỉ ai, mở ra ý nghĩa của câu thơ

=> Những câu thơ gợi lên tình cảm tha thiết, đậm đà của tác giả nhưng chứa đựng nỗi xót xa, cô đơn, trống vắng

Cách trả lời 3:

Trong khổ thơ thứ ba, nhà thơ trực tiếp nói đến tình người xứ Huế, đây chính là tâm trạng bộc bạch của tác giả:

- Trong câu thơ “Mơ khách đường xa, khách đường xa” nhìn ở góc độ nào ta cũng thấy sự đau khổ, câu thơ này có thể hiểu như chính nhà thơ là khách đường xa và dù rất muốn nhưng không thể về thăm được.

- Câu thơ “Áo em trắng quá nhìn không ra” có thể hiểu theo hai nghĩa, về nghĩa thực: xứ Huế nắng nhiều, mưa nhiều nên cũng nhiều sương khói, sương khói làm tăng thêm vẻ hư ảo, mộng mơ của Huế, nhưng sương và khói đều màu trắng, "áo em" cũng màu trắng thì chỉ có thể thấy bóng người thấp thoáng, mờ ảo. Về nghĩa bóng: cái sương khói làm mờ cả bóng người ấy phải chăng tượng trưng cho bao cái huyễn hoặc của cuộc đời đang làm cho tình người trở nên khó hiểu và xa vời?

Cuối đoạn thơ một câu hỏi tu từ nữa thể hiện sự hoài nghi của tác giả: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Nếu như tác giả một lòng hướng về xứ Huế thì không biết con người nơi đây có nhớ đến mình hay không? Dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng chỉ làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.
Các từ: Xa, trắng quá, sương khói, mờ, ảnh... càng tăng cảm giác khó nắm bắt.

>>> Đọc thêmHình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ

Bài 3 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ.

Chúc các em học tốt !


(384) 1279 04/08/2022