Bài 1 trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 60 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tôi yêu em - Pu-skin
(388) 1292 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 60 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Tôi yêu em - Pu-skin chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Bài thơ dường như là lời giã từ cho một mối tình không thành. Lời giã từ của Pu-skin có gì đặc biệt?

Trả lời bài 1 trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Cách trả lời 1 - Siêu ngắn

Điệp khúc Tôi yêu em là nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

– Tôi yêu em được tấu lên 3 lần.

– Điệp khúc lặp lại ba lần trong bài thơ vang lên như tiếng lòng say đắm, mãnh liệt, bền vững của thi sĩ đối với người yêu.

– Bài thơ là lời từ giã cho mối tình không thành của Pu – skin dành cho người con gái xinh đẹp A.A. Ô – lê – nhi – na. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng vẫn đầy ắp một tình yêu nồng cháy, đằm thắm và luôn cầu mong cho người yêu được hạnh phúc.

Cách trả lời 2 - Ngắn gọn

- Tôi yêu em được tấu lên 3 lần, đó cũng chính là giọng điệu của toàn bài

- Nhà thơ diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng chính là lời giãi bày tình cảm

+ Bài thơ mở đầu với lời thú nhận đáng yêu tôi yêu em, như lời thú nhận tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn, giản dị

+ Nguyên bản, Puskin đã dùng ngôi thứ hai số nhiều, thay cho ngôi thứ hai số ít, mang lại cách nói trang trọng có phần xa cách

- Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu

- Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng

- Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt

Nỗi buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha

Lời giã từ này có sự đúng đắn của lí trí, cả sự cao thượng, vị tha

Đó là lời giã từ không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tnh thần cao đẹp của loài người.

Cách trả lời 3 - Đầy đủ

- Điệp khúc "tôi yêu em" được lặp lại ba lần, làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

- Bài thơ dường như là lời từ giã cho một mối tình không thành. Nó thấm đượm một nỗi buồn nhưng không hoàn toàn bi luỵ, không hề có suy nghĩ gì mang tính tiêu cực. Bài thơ mở ra ngay lập tức đi thẳng vào điều cốt yếu: "Tôi yêu em", như lời thú nhận lại như lời tự nhủ, trực tiếp, ngắn gọn và giản dị:

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

- Nhà thơ diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng chính là lời giãi bày tình cảm

+ Bài thơ mở đầu với lời thú nhận đáng yêu tôi yêu em, như lời thú nhận tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn, giản dị

+ Nguyên bản, Puskin đã dùng ngôi thứ hai số nhiều, thay cho ngôi thứ hai số ít, mang lại cách nói trang trọng có phần xa cách

- Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu

- Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng

- Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt. Nỗi buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha

- Lời giã từ này có sự đúng đắn của lí trí, cả sự cao thượng, vị tha

=> Đó là lời giã từ không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người.

Cách trả lời 4 - Chi tiết

Điệp khúc “tôi yêu em” làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Tám dòng thơ mà có đến ba lần điệp khúc tôi yêu em được láy đi láy lại ở dòng 1, 5, 7 và từng dòng thơ để nhấn mạnh ý. Điệp khúc tôi yêu em là giọng điệu chủ đạo của bài thơ, nó vang lên như tiếng lòng say đắm, mãnh liệt, vững bền của tình yêu thi sĩ đối với người yêu.

Bài thơ dường như là lời từ giã cho một mối tình không thành. Đúng là như vậy, Pu-skin đã yêu một thiếu nữ đẹp tên là A. A. Ô-lê-nhi-a, và mùa hè năm 1828, nhà thơ ngỏ lời cầu hôn nhưng không được chấp nhận. Và bài thơ tôi yêu em ra đời năm 1829 là lời từ giả cho mối tình vô vọng ấy. Đây là lời từ giã của cả lí trí và tình cảm của nhà thơ.

Nếu bốn câu thơ đầu, cảm xúc bị ghìm nén do lí trí chi phối, thì ở bốn câu thơ sau,mạch cảm xúc lại tuôn trào, không tuân theo mệnh lệnh của lí trí để khẳng định một tình yêu mãnh liệt không che giấu của nhà thơ. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng vẫn đầy ắp một tình yêu nồng cháy, đằm thắm vang lên trong điệp khúc tôi yêu em tha thiết, vững bền. Vậy là từ giã mà vẫn yêu, càng yêu mãnh liệt, nhưng phải từ giã để không làm phiền muộn đến người mình yêu, và nhất là để cầu mong cho người yêu được hạnh phúc trong tình yêu. Bởi thế tuy có buồn nhưng đây là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Trong lời từ giã này có cái điềm tĩnh, đúng đắn của lí trí và cả cái cao thượng, đẹp đẽ của tình cảm. Một lời từ giã như vậy, không chỉ cao đẹp cho riêng nhà thơ, mà nó còn vươn tới những giá trị tinh thần cao cả của loài người.

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 1 trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tôi yêu em - Pu-skin trong tuyển tập Soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.


(388) 1292 04/08/2022