Bài 3 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh
(392) 1307 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 88 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh “bên Âu châu”, “bên Pháp” với “bên ta” điều gì?

Trả lời bài 3 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2

 Để soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3  trang 88 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Ý thức nghĩa vụ giữa người với người (là giữa người này với người kia, mỗi người mọi người, cá nhân cộng đồng)

- Tác giả so sánh “bên Âu châu”, “bên Pháp” với “bên mình” về quan niệm, nguyên tắc cốt yếu của luân lí xã hội “ý thức giữa người với người”

+ Người với người: mối quan hệ xã hội, cộng đồng

+ Đề cao tính dân chủ của phương Tây (Xã hội châu Âu đề cao dân chủ, coi trọng bình đẳng con người, không chỉ quan tâm tới gia đình, quốc gia còn cả thế giới.)

+ Bên Pháp mỗi khi Chính phủ đè nén, lợi dụng quyền thế thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, thị oai, khi được công bình mới nghe.

Nguyên nhân của hiện tượng: vì người ta có đoàn thể, có công đức (ý thức sẵn sàng làm việc chung, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng quyền lợi của nhau.

- Đối lập là bên mình:

+ Người nước ta không hiểu nghĩa vụ của loài người ăn ở với người” “Không biết nghĩa vụ của mỗi người trong nước với nhau.

→ Nước ta thiếu tinh thần tập thể, đoàn kết với nhau.

Cách trả lời 2

Phần 2: Hai đoạn đầu tác giả đã so sánh bên châu Âu, bên Pháp với bên mình về những điều:

– Ý thức nghĩa vụ giữa người với người (là giữa người này với người kia, mỗi người với mọi người, cá nhân với cộng đồng):

+ Xã hội ở Châu Âu: đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn cả thế giới. Dẫn chứng cụ thể: “Bên Pháp, mỗi người khi người có quyền thế, hoặc Chính phỉ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của mỗi người hay một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị sai, vận động kì cho đến được công bình mới nghe”. Nguyên nhân vì người ta có đoàn thể, có công đức, ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng quyền lợi của nhau.

+ Ở ta thì “Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người”, không biết cái nghĩa vụ của mỗi người đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống ai chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác. Dẫn chứng cụ thể là: “Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình”. Có hiện tượng ấy là do “người nước mình” thiếu ý thức đoàn thể?

-/-

Bài 3 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(392) 1307 04/08/2022