Bài 1 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Hịch tướng sĩ ngữ văn 8: Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.
(398) 1325 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 61 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Hịch tướng sĩ chi tiết nhất.

Đề bàiBài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

Trả lời bài 1 trang 61 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

Bài hịch có thể chia làm ba đoạn.

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "… lưu tiếng tốt"): Nêu gương sử sách nhằm khích lệ ý chí lập công danh, hi sinh vì nước ở các tướng sĩ.

- Đoạn 2 ("Huống chi ta cùng các ngươi…" đến "… cũng chẳng kém gì"): Quay về thực tế, lột tả tội ác và sự ngang ngược của giặc đồng thời nêu mối ân tình giữa chủ và tướng.

- Đoạn 3 (Phần còn lại): Phê phán thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ và chỉ ra cho tướng sĩ những thái độ, hành động đừng nên theo, cần làm.

Cách trả lời 2:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “...còn lưu tiếng tốt”): Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

- Đoạn 2 (Từ “Huống chi...” đến “...cũng vui lòng”): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

- Đoạn 3 (Từ “Các ngươi...” đến “...không muốn vui vẻ phỏng có được không ?”): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

- Đoạn 4 (Đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

Tham khảo thêmPhân tích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Cách trả lời 3:

Bài hịch có thể chia thành 4 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến "đến nay còn lưu tiếng tốt."): tác giả nêu ra các gương "trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước" đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.

- Đoạn 2 (từ "Huống chi ta" đến "ta cũng vui lòng."): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.

- Đoạn 3 (từ "Các ngươi ở cùng ta" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không ?"): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ và đi đến việc vạch ra đường hướng hành động đúng, hứa hẹn tương lai.

- Đoạn 4 (từ "Nay ta chọn binh pháp" đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.

-/-

Trên đây là gợi ý 3 cách trả lời câu hỏi bài 1 trang 61 SGK ngữ văn 8 tập 2 được chúng tôi biên soạn dành cho các em tham khảo. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Hịch tướng sĩ nhé.

Chúc các em học tốt !


(398) 1325 04/08/2022