Bài 2 trang 69 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 69 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Nước Đại Việt ta ngữ văn 8 : Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân và kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là ai?
(405) 1351 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 69 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi.

Đề bàiQua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

Trả lời bài 2 trang 69 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Qua hai câu thơ trên ta có thể hiểu, cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của kẻ bạo ngược đó chính là giặc Minh.

Cách trả lời 2:

- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua hai câu:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

- Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.

+ Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.

+ Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.

+ "yên dân" là thương dân, lo cho dân

+ "trừ bạo" lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh).

=> Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.

Tham khảo thêmPhân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi

Cách trả lời 3:

- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu nước, thương dân. Người làm việc nhân nghĩa phải biết thương yêu, chăm lo cho muôn dân, biết chiến đấu để bảo vệ dân.

- Người dân mà tác giả nói đến là những người lao động bình thường, phần lớn họ là những người nông dân chân lấm tay bùn. Kẻ bạo ngược mà tác giả nhắc tới là những kẻ áp bức bóc lột nhân dân, là kẻ thù xâm lược.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 69 SGK ngữ văn 8 tập 2 được biên soạn theo nhiều cách khác nhau giúp các em tham khảo để soạn bài Nước Đại Việt ta tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(405) 1351 04/08/2022