Bài 2 trang 29 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 29 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Tức cảnh Pác Bó ngữ văn 8: Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó...
(394) 1312 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 29 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Tức cảnh Pác Bó chi tiết nhất.

Đề bàiNhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang?

Trả lời bài 2 trang 29 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

- Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó:

+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" -> cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" -> thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

+ "bàn đá chông chênh" -> sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

-> Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

+ "sang": Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

=> Sự hi sinh thầm lặng của Người - một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

Đọc thêm văn mẫuPhân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Cách trả lời 2:

- Bài thơ tuân thủ chặt chẽ quy tắc và cấu trúc của một bài thơ tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên một cảm giác phóng khoáng, sảng khoái. Giọng điệu bài thơ tự nhiên, thoải mái, pha chút hóm hỉnh, vui đùa.

- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó

+ Hoàn cảnh sinh hoạt của Bác khi ở Pác Bó hết sức khó khăn, gian khổ: ngủ trong hang tối và lạnh, nhiều khi chỉ ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là một tảng đá chông chênh.

+ Câu thơ đầu có hai vế sóng đôi (sáng ra - tối vào) tạo cảm giác nhịp nhàng, nề nếp làm hiện lên hình ảnh Bác ung dung.

+ Câu thứ hai nói về cái ăn có nét gì đó vui đùa. Cái ăn thì đầy đủ, dư thừa, luôn có sẵn (vẫn sẵn sàng).
Câu thứ ba nói về điều kiện làm việc còn khó khăn, tạm bợ nhưng Bác vẫn cảm thấy thoải mái.
Những câu thơ có giọng khẩu khí, nói cho vui, có phần nào khoa trương nhưng niềm vui thích, sự sảng khoái của Bác là rất thật, không chút gượng gạo.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” bởi nhiều nguyên nhân.

+ Thứ nhất, hoàn cảnh sống ở Pác Bó rất phù hợp với cái “thú lâm tuyền”.

+ Thứ hai, lúc này, Bác đang rất vui vì Bác tin vào thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt chẳng có nghĩa lí gì, thậm chí nó còn trở nên sang trọng.

Cách trả lời 3:

Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh.

Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,… không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả. Bài thơ cho thấy cả nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.

Bài soạn tiếp theoHướng dẫn soạn bài Ngắm trăng

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 29 SGK ngữ văn 8 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn. Hi vọng, bài viết sẽ mang đến những nội dung hữu ích giúp các em chuẩn bị bài và soạn bài Tức cảnh Pác Bó tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(394) 1312 04/08/2022