Bài 4 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Ông đồ ngữ văn 8: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau...
(408) 1360 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn 8 phần đọc hiểu soạn bài Ông đồ (Vũ Đình Liên).

Đề bàiPhân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:

- Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu...

- Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa bụi bay.

Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?

Trả lời bài 4 trang 10 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1

Những câu thơ trên tả cảnh nhưng ngụ tình:

- Hình ảnh đẹp nhưng gợi ra sự tàn lụi, u uất.

- Tâm trạng của ông đồ buồn thảm, bẽ bàng như chính những đồ vật gắn với nghề của ông (giấy đỏ, mực tàu).

- Biện pháp nhân hóa làm cho giấy, mực – tưởng như vô tri bỗng nhiên trở nên sinh động, mang tâm trạng sầu bi như con người.

- Hình ảnh thiên thiên: lá vàng, mưa bụi càng tô đậm hơn sự hiu quạnh, lạnh lẽo của không gian cũng như sự vô tình, hờ hững quên lãng của người đời.

→ Là những câu thơ đẹp, hoài cổ, ghi lại dấu ấn và mang lại cho người đọc nhiều dư vị về cảnh cũ người xưa, những nét đẹp về văn hóa tinh thần "vang bóng một thời".

Tham khảoCảm nhận về bài thơ Ông đồ

Cách trả lời 2

- Đây là những câu thơ không chỉ tả cảnh. Tác giả đã dùng biện pháp nhân hoá làm cho giấy, mực, những vật vô tri như cũng biết sầu buồn. Phải chăng, cái buồn của bản thân ông đồ cũng làm lây nhiễm sang cảnh vật ? Lá vàng, mưa bụi thật là buồn. Lá lại rơi trên giấy không thấm, mưa bụi lại làm cho cảnh vật như nhoè mờ.

- Ông đồ đã bị lãng quên, càng bị khuất lấp. Những câu thơ đã làm cho bài thơ ấn tượng và ám ảnh sâu sắc đối với người đọc.

Cách trả lời 3

Những câu thơ này vừa tả cảnh vừa tả tình:

- Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh:

+ Những tờ giấy đỏ được bày ra nhưng không được đụng đến, chúng phải nằm một chỗ cảm giác như không ai cần, không ai thèm để ý.

+ Mực được để trong nghiên nhưng cũng chẳng được sử dụng.

=> Cảnh chính là giấy đỏ nằm im không được sử dụng, mực không sóng sánh. Tình là cái buồn man mác của nỗi cô đơn của mực và giấy cũng là nỗi buồn của ông đồ. Lá vàng rơi, mưa bay lất phất ngoài trời là cảnh, cảnh này tạo nên tình cảnh tiêu điều, xơ xác man mác buồn. Tình chính là sự cộng hưởng giữa cảnh với cảm xúc trong lòng người.

- Sự cô đơn, lạc lõng của ông đồ trên phố xá đông người qua lại với mưa bụi bay, với chiếc lá vàng rơi trên giấy càng khiến cho người đọc cảm thấy nao lòng.

=> Sự trân trọng, thành kính với ông đồ - một lớp người xưa cũ, đã không còn, thay vào đó là sự thờ ơ, lạnh lùng đi lướt qua ông của những người qua phố...

Cách trả lời 4

Đây là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Hai câu thơ trên, “giấy đỏ, mực” như người bạn theo ông đồ qua thời huy hoàng, bây giờ cũng buồn như thân phận của ông. Hai câu sau, cảnh vật hiu hắt, vắng vẻ, bởi lòng người buồn, một quá khứ đẹp đẽ đã đi qua.

Xem thêm

Bài 1 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2: Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết ...

Bài 2 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?

Trên đây là 4 cách trả lời câu hỏi bài 4 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em soạn bài Ông đồ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(408) 1360 04/08/2022