Bài 3 trang 38 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 38 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Ngắm trăng ngữ văn 8: Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), ...
(393) 1310 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 38 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Ngắm trăng chi tiết nhất.

Đề bàiTrong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Trả lời bài 3 trang 38 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

- Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có sự đăng đối:

+ Đối ý: Giữa người và trăng có sự tương giao, hòa hợp

+ Chữ "song" ở giữa cặp từ ”nhân”/ “minh nguyệt” - “nguyệt”/ “thi gia”: Song sắt giam nổi tâm hồn yêu cái đẹp của người tù có tâm hồn thi sĩ, cũng không thể ngăn cái đẹp đến với thi nhân ấy.

- Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật:

+ Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỷ của người tù.

Đọc thêm văn mẫuPhân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Cách trả lời 2:

Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Cách trả lời 3:

"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia."

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt, minh nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song), người tù và ánh trăng bị chia cách bởi cánh cửa nhà tù. Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau, ngắm nhình nhau một cách tình tứ, lãng mạn.

Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ, nổi bật tình yêu thiên nhiên của Bác.

Cách trả lời 4:

Hai câu thơ cuối có sự đăng đối về mặt ý và hình thức:

+ Chữ “song” (cửa sổ) ở giữa cặp từ nhân/ nguyệt - minh nguyệt/ thi gia: người tù vượt qua song sắt, qua sự kìm kẹp để hướng ra ngoài ngắm trăng.

+ Trăng cũng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ: sự giao hòa giữa trăng với người, người và trăng.

+ Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỷ từ rất lâu của người tù.

-> Cả người và trăng đều chủ động gặp gỡ tự do, vượt qua những rào cản cửa sắt nhà tù. Cuộc ngắm trăng này trở nên thi vị khi hai tâm hồn tri kỉ tìm đến với nhau: người- trăng.

Bài soạn tiếp theo:Hướng dẫn soạn bài Đi đường (Tẩu lộ)

Trên đây là một số gợi ý cách trình bày và trả lời câu hỏi bài 3 trang 38 SGK ngữ văn 8 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các em tham khảo để soạn bài Ngắm trăng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(393) 1310 04/08/2022