Soạn bài Bàn luận về phép học

Soạn bài Bàn luận về phép học ngắn gọn, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu và luyện tập trang 78, 79 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2
(405) 1349 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Bàn luận về phép học với nội dung kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm và gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 78, 79 SGK Ngữ văn 8 tập 2.

Qua những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của văn bản này.

      Cùng tham khảo...

Soạn bài Bàn luận về phép học

Hướng dẫn soạn bài Bàn luận về phép học

Gợi ý trả lời các câu hỏi trang 78 và 79 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2:

Đọc - hiểu văn bản

1 - Trang 78 SGK

Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Trả lời

Ở đoạn đầu "Ngọc không mài… những điều tệ hại ấy" tác giả nêu rõ mục đích chân chính của việc học:

▪ Học để "biết rõ đạo"

▪ Học cách làm người, để sống tốt, cư xử đúng mực.

=> Việc học mang ý nghĩa to lớn, cao quý: học để biết cách sống chuẩn mực.

2 - Trang 78 SGK

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?

Trả lời

Tác giả phê phán những lối học:

▪ Học lối học hình thức hòng cầu danh lợi → lối học vì mục đích tầm thường, thực dụng tiến thân - làm quan - cầu danh lợi.

▪ Không biết tới tam cương ngũ thường → lối học hình thức, làm mất đi ý nghĩa chân chính của việc học.

▪ Tác giả thẳng thắn, trung thực trong lời tâu thực trạng của việc học hình thức, học cầu lợi.

=> Những người theo sự học giả dối nếu làm quan sẽ trở thành "nịnh thần", trở thành kẻ tham quan, làm cho nước mất nhà tan.

3 - Trang 78 SGK

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?

Trả lời

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp bàn tới hình thức học và cách học:

▪ Mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

▪ Việc học phải được tiến hành tuần tự: bồi lấy gốc → tứ thư ngũ kinh → chư sử.

▪ Học rộng rồi tóm lược.

▪ Học đi đôi với thực hành.

→ Tầm nhìn chiến lược của bậc trung thần trong vấn đề giáo dục thực học, tạo ra hiền tài cho quốc gia.

4 - Trang 78 SGK

Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao?

Trả lời

Bài tấu bàn về "phép học" đó là những phép học:

- Từ đơn giản đến phức tạp: học bồi lấy gốc

- Từ thấp đến cao: tuần tự tiến lên Tứ thư Ngũ kinh, Chư sử

- Từ lý thuyết đến thực hành: học kết hợp với thực hành

→ Khi thực hiện theo phép học này người học mới có thể "lập công trạng", lấy những điều học được mang lại cho đất nước sự "vững yên", "thịnh trị" cho đất nước.

→ Từ việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tốt nhất là học từ những thứ cơ bản, rồi tới những điều phức tạp. Học phải kết hợp với thực hành để việc học trở nên nhuần nhuyễn, có ích.

5 - Trang 78 SGK

Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.

Trả lời

Sơ đồ lập luận của đoạn văn:

Sơ đồ lập luận của bài Bàn luận về phép học

Soạn văn 8 bài Bàn luận về phép học phần Luyện tập

Yêu cầu: Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp "học đi đôi với hành".

Gợi ý:

Nếu người đi học chỉ biết đến lí thuyết trong sách vở thì chỉ có lí thuyết suông. Phải biết gắn kết kiến thức, lí thuyết trong sách vở vào thực tiễn cuộc sống thì người đi học mới thông hiểu kiến thức, lí thuyết một cách sâu sắc hơn đồng thời biết đem kiến thức, lí thuyết đó ứng dụng vào nhiều việc làm lợi cho cuộc sống.

Ví dụ một người học vi tính mà chỉ học qua sách vở thì suốt đời cũng không thể sử dụng máy tính và tự mình không thể tìm tòi sáng tạo ra nhiều vấn đề mới trong quá trình sử dụng máy.

Một người học về sinh vật mà chỉ ngồi ở thư viện để đọc sách thì chẳng biết chọn giống, lai giống, ghép cây, chữa bệnh cho cây…

Học sinh Việt Nam đi thi các môn như vật lí, hóa học, tin học… thì rất giỏi về lí thuyết nhưng sang khâu thực hành thì thường thua kém các đội bạn vì khi học, chưa đủ điều kiện để thực hành.

Tóm lại học lí thuyết, học kiến thức sách vở cũng là rất cần thiết, là không thể thiếu được vì đó là cái chìa khóa giúp cho mỗi người bước chân vào lâu đài khoa học kĩ thuật nhưng người đi học còn phải biết gắn kiến thức vào đời sống, luôn thực hiện học đi đôi với hành thì mới thực sự có bản lính để tiến lên một cách vững chắc.

Soạn bài Bàn luận về phép học ngắn nhất

Câu 1

- Mục đích chân chính của việc học là:

▪ Học để biết rõ đạo.

▪ Học để làm người

▪ Học để làm đất nước thịnh trị.

Câu 2

Tác giả đã phê phán lối học sai trái, lệch lạc: Học chuộng hình thức hòng cầu danh lợi, không biết đến tam cương ngũ thường.

⇒ Hậu quả: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.

Câu 3

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách sau:

- Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.

- Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

- Học phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm.

Câu 4

- Có những “phép học” sau:

▪ Từ đơn giản đến phức tạp: học bồi lấy gốc, tuần tự tiến lên Tứ thư Ngũ kinh, Chư sử

▪ Học nắm lấy cốt lõi

▪ Từ lý thuyết đến thực hành: học kết hợp với thực hành.

- Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy:

▪ Người tốt rất nhiều

▪ Triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị.

⇒ Đất nước có nhiều nhân tài, quốc gia hưng thịnh.

Ghi nhớ

Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.

Thông tin bổ sung

Với những thông tin bổ sung về tác giả, tác phẩm sẽ giúp các em soạn văn 8 bài Bàn luận về phép học (Luận học pháp) và hiểu nội dung bài học trên lớp dễ dàng hơn. Dưới đây là thông tin về tác giả Nguyễn Thiếp và tác phẩm do Đọc tài liệu tổng hợp giúp các em tham khảo.

1. Tác giả

- Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tự Khải Xuyên, là danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông là người xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô, thủ đô mới của Vương triều Tây Sơn.

- Ông là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” nhưng ông không muốn ra làm quan để kiếm chút bổng lộc mà chỉ thích ở ẩn.

- Thơ ông giản dị, mộc mạc, được Phan Huy Chú khen là "thơ đều tao nhã thanh thoát, lý thú thung dung, thực là lời nói của người có đức, các tao nhân ngâm khách (khác) không thể sánh được"

2. Tác phẩm

a) Giới thiệu tác phẩm

- Nguyễn Thiếp làm quan dưới thời Lê rồi về dạy học . Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về văn hóa, giáo dục. Vì vậy, tháng 8 năm 1791, Nguyễn Thiếp đã dâng lên vua bản tấu này.

- Văn bản trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung

b) Tóm tắt

Đọc và tóm tắt được tác phẩm giúp các em hiểu, nắm được nội dung chính qua đó việc soạn bài Bàn luận về phép học của các em sẽ dễ dàng hơn.

Bàn về phép học là một bài tấu Nguyễn Thiếp gửi lên vua nhằm nói lên mục đích chân chính của việc học: học để làm người. Từ việc đưa ra quan điểm và phương pháp học đúng đắn: việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng, tuần tự tiến từ thấp lên cao, học rộng hiểu sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Tác giải khẳng định học phải kết hợp với hành. Học không chỉ để biết mà còn để làm. Điều đó sẽ thúc đẩy đất nước có nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.

c) Bố cục

Bàn luận về phép học được chia thành 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → bị thất truyền: Mục đích chân chính của việc học

- Phần 2: Tiếp → xin chớ bỏ qua: Bàn luận về cách học

- Phần 3: Còn lại: Tác dụng của việc học.

d) Giá trị nội dung

Bài tấu giúp ta hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Học tốt phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành.

e) Giá trị nghệ thuật

- Bài tấu có cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng

- Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục

Xem thêm các bài soạn khác:

    Trên đây là nội dung tài liệu hướng dẫn soạn bài Bàn luận về phép học cùng với các bài soạn văn 8 nằm trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 8 đã được Học Tốt biên soạn với mục đích giúp các em học sinh tham khảo. Để học tốt hơn, các em nên tự soạn bài theo những kiến thức của bản thân. Chúc các em luôn đạt kết quả cao trong học tập.


TẢI VỀ

(405) 1349 04/08/2022