Bài 3 trang 40 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 40 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) ngữ văn 8: Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
(400) 1332 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 40 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Đi đường chi tiết nhất.

Đề bàiViệc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Trả lời bài 3 trang 40 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

- Trong bản phiên âm chữ Hán, bài thơ có các điệp ngữ như “tẩu lộ”, “trùng san”; trong bản dịch thơ có điệp ngữ “núi cao”.

+ “Tẩu lộ” được lặp lại nhằm làm nổi bật ý thơ: đi đường, đặc biệt là đi bộ đường núi thật là gian lao, khổ ải. Ai từng trải qua, từng chiêm nghiệm thì sẽ thấm thía được điều ấy. Sự lặp lại đã tạo cho câu thơ một giọng điệu đầy suy ngẫm, nhiều cảm xúc và gợi ra ý nghĩa sâu xa vượt ra ngoài chuyện đi bộ đường núi.

+ “Trùng san”, “núi cao rồi lại núi cao” miêu tả cái khó khăn, nỗi gian lao cứ nối tiếp nhau, chồng chất, gần như bất tận. Câu thơ cũng vì thế mà gợi được ý nghĩa sâu xa; con đường đời, con đường cách mạng cùng nhiều gian khổ và lâu dài.

Đọc thêm văn mẫuTop 5+ bài văn phân tích hay nhất bài thơ Đi đường

Cách trả lời 2:

Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng điệp ngữ:

- Hệ thống điệp ngữ ở nguyên tác có tác dụng rõ rệt trong việc tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ.

- Các chữ “tẩu lộ - tẩu lộ”, “trùng san - trùng san - trùng san” gợi ra cái trùng điệp gian nan của dặm đường dài. Bản dịch làm mất đi điệp ngữ ở mở đầu.

- Chữ “trùng san” trong nguyên tác có nghĩa là “lớp núi”, bản dịch thơ dịch là “núi cao” là chưa sát.

Cách trả lời 3:

Điệp ngữ: trùng san, tẩu lộ nhằm:

+ Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ.

+ Nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ mà người đi đường phải vượt qua.

+ Khẳng định tinh thần cứng cỏi của Người khi vượt qua những điều chông gai.

Hệ thống điệp ngữ ở nguyên tác có tác dụng rõ rệt trong việc tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ. Các chữ tẩu lộ - tẩu lộ, trùng san – trùng san – trùng san gợi ra cái trùng điệp gian nan của dặm đường dài. Bài thơ dịch làm mất đi điệp ngữ ở câu mở đầu.

Bài soạn tiếp theo: Hướng dẫn soạn bài Chiếu dời đô

Trên đây là 3 cách trình bày và trả lời câu hỏi bài 3 trang 40 SGK ngữ văn 8 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các em tham khảo để soạn bài Đi đường tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(400) 1332 04/08/2022