Bài 2 trang 94 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 94 SGK Ngữ văn 8 tập 2, soạn bài Hội thoại ngữ văn 8: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi...
(402) 1339 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 94 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Hội thoại chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.

Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.

(Nam Cao, Lão Hạc)

a) Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.

b) Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?

c) Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?

Trả lời bài 2 trang 94 SGK Ngữ văn 8 tập 2

a. Vai xã hội:

- Lão Hạc: địa vị thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo

- Ông giáo: địa vị xã hội cao nhưng tuổi ít hơn lão Hạc.

b.

- Ông giáo nói với lão Hạc bằng những lời an ủi rất thân tình (nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, ăn khoai, hút thuốc).

- Ông giáo xưng hô với lão Hạc là cụ, gọi gộp mình với lão là ông con mình (thể hiện sự kính trọng người già).

- Ông giáo còn xưng hô với lão Hạc là tôi (không coi mình là người có địa vị xã hội cao hơn).

c.

- Lão Hạc gọi người xưng hô với mình là ông giáo, thể hiện sự quý trọng với người có học:

  • Ông giáo dạy phải!
  • Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác.

- Lão Hạc cũng dùng các từ như: chúng mình, nói đùa thế,... những từ này thể hiện sự giản dị và thân tình trong mối quan hệ giữa lão Hạc và ông giáo.

- Đoạn trích này cũng đồng thời cho thấy tâm trạng buồn và sự giữ ý của lão lúc này. Các chi tiết chứng tỏ điều đó như: lão chỉ cười đưa đà, cười gượng; lão thoái thác việc ăn khoai, không tiếp tục ở lại uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo. Những chi tiết này rất phù hợp với tâm trạng day dứt của lão Hạc sau khi lão bán chó.

-----------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 94 SGK ngữ văn 8 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Hội thoại trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.


(402) 1339 04/08/2022