Bài 3 trang 69 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 69 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Nước Đại Việt ta ngữ văn 8 : Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
(406) 1352 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 69 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi.

Đề bàiĐể khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?

Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

Trả lời bài 3 trang 69 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

- Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố:

+ Yếu tố văn hóa: nước Đại Việt đã được thành lập từ lâu nên có cả một truyền thống văn hóa lâu đời.

+ Yếu tố địa lí: "Núi sông bờ cõi đã chia" mỗi nước đã có biên cương bờ cõi, núi sông riêng biệt.

+ Yếu tố lịch sử: "Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng để một phương."

- Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam - vua Nam ở. Tới Bình Ngô Đại cáo, Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền, có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại. Bên cạnh đó, thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.

Cách trả lời 2:

Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc:

– Nền văn hiến lâu đời

– Cương vực lãnh thổ

– Phong tục tập quán

– Lịch sử riêng

– Chế độ riêng.

=> Đây chính là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc so với bài thơ “Sông núi nước Nam” bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. Hai bài Nước Đại Việt taSông núi nước Nam đều khẳng định chủ quyền riêng của dân tộc, ngang hàng với các vua Trung Quốc. Nhưng ở bài Nước Đại Việt ta, tác giả có nói thêm văn hiến, phong tục, lịch sử các triều đại.

Tham khảo thêmChứng minh Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc

Cách trả lời 3:

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 69 SGK ngữ văn 8 tập 2 được biên soạn theo nhiều cách khác nhau giúp các em tham khảo để soạn bài Nước Đại Việt ta tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(406) 1352 04/08/2022