Bài 5 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tập 2, soạn bài Hịch tướng sĩ ngữ văn 8: Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ?
(392) 1308 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 61 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Hịch tướng sĩ chi tiết nhất.

Đề bàiGiọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo? Cách viết của tác giả có tác động tới tướng sĩ như thế nào?

Trả lời bài 5 trang 61 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

- Giọng văn linh hoạt:

+ Lúc của chủ tướng nói với tướng sĩ, binh lính.

+ Lúc là người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng khi nước bị giặc xâm lược.

- Dùng giọng ân tình, gần gũi để khuyên răn thiệt hơn: "các ngươi ở cùng ta… lúc vui cười".

- Giọng nghiêm khắc trách cứ, cảnh cáo những hành động sai lầm, thái độ thờ ơ, tác trách của quân sĩ khi đất nước lâm nguy.

- Thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt để khích tướng, thức tỉnh quân sĩ: "không biết lo", "không biết thẹn".

=> Dù Trần Quốc Tuấn có sử dụng giọng ân cần khuyên răn hay giọng nghiêm nghị trách giận thì tất cả đều nhằm gợi lên ý thức, trách nhiệm của tướng sĩ với non sông, xã tắc, kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực.

Tham khảo thêmPhân tích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Cách trả lời 2:

- Giọng văn rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền ("Các ngươi ở cùng ta… đi bộ thì ta cho ngựa", "Nay các ngươi nhìn chủ nhục… thẹn"), có khi là lời người cùng ảnh ngộ ("Huống chi ta… gian nan", "lúc trận mạc… vui cười", "Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi… bại trận") lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn ("Như vậy, chẳng những… không muốn vui vẻ phỏng có được không?"), khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo (làm tướng triều đình… muốn vui vẻ phỏng có được không?")…

- Sự thay đổi giọng điệu như vậy phù hợp với nội dung cảm xúc và thái độ của tác giả, tác động cả về trí lẫn tình cảm, khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với chủ tướng cũng như với bản thân họ.

Cách trả lời 3:

- Mối ân tình giữa chủ soái và các tướng sĩ là mối quan hệ chủ - tướng và mối quan hệ của những người cùng cảnh ngộ.

- Tác giả đứng trên mối quan hệ chủ - tướng để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, đứng trên quan hệ cùng cảnh ngộ để khơi dậy lòng ân nghĩa thủy chung của những người cùng chung hoàn cảnh “ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan", “lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”. Vì thế, lời lẽ trong đoạn này có khi nghiêm khắc, sỉ mắng, răn đe, có khi lại chân thành, tình cảm, bày tỏ thiệt hơn.

- Cách viết của tác giả không chỉ tác động đến nhận thức mà còn lay động cả đến tình cảm của các tướng sĩ.

Trên đây là gợi ý 2 cách trả lời câu hỏi bài 5 trang 61 SGK ngữ văn 8 tập 2 được chúng tôi biên soạn dành cho các em tham khảo. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Hịch tướng sĩ nhé.

Chúc các em học tốt !


(392) 1308 04/08/2022