Bài 2 trang 47 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 47 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Câu trần thuật ngữ văn 8 : Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của câu thứ hai trong phần dịch nghĩa và dịch thơ bài Ngắm trăng.
(403) 1342 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 47 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Câu trần thuật chi tiết nhất.

Đề bàiĐọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết thế nào?

) và câu thứ hai trong phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ). Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó.

Trả lời bài 2 trang 47 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

- "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?" là câu nghi vấn.

- "Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ" là câu trần thuật

=> Hai câu khác nhau về kiểu câu song hai câu này cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây xúc động đối với nhà thơ, khiến nhà thơ cảm thấy bối rối, không biết làm sao.

Tham khảo thêmSoạn bài Câu cảm thán

Cách trả lời 2:

- Câu: "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?"

-> Câu nghi vấn: có từ để hỏi "làm thế nào" kết hợp với dấu hỏi chấm.

- Câu trần thuật: "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ."

-> Câu trần thuật với dấu chấm kết thúc câu.

- Cả hai câu đều nhằm mục đích bộc lộ sự xúc động, hân hoan trước cảnh đẹp của đêm trăng đẹp.

Cách trả lời 3:

- Về kiểu câu, ở câu thứ nhất (trong phần dịch nghĩa) có từ nghi vấn thế nào và có dấu chấm hỏi kết thúc câu. Từ đó, có thể nhận biết đây là câu nghi vấn. Còn ở câu thứ hai (trong phần dịch thơ), những dấu hiệu hình thức cho biết đây là câu trần thuật.

- Về ý nghĩa, cả hai câu đều diễn tả ý: Nhà thơ xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp của đêm trăng sáng.

-/-

Trên đây là những gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 47 SGK ngữ văn 8 tập 2 được chúng tôi tổng hợp và biên soạn dành cho các em tham khảo. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Câu trần thuật.

Chúc các em học tốt !


(403) 1342 04/08/2022