Bài 3 trang 109 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 109 SGK Ngữ văn 8 tập 2, soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận ngữ văn 8: Theo trình tự luyện tập trên lớp...
(377) 1258 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 109 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần trả lời câu hỏi luyện tập trên lớp, soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy tiếp tục tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn được viết theo đề bài : "Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh,... đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước".

Trả lời bài 3 trang 109 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Dàn bài gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu và đưa ra nhận định  những bài thơ đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tú hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh ... đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đó, với thiên nhiên, đất nước

Thân bài:

Đưa ra các luận điểm để chứng minh:

  • Tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên
  • Tình cảm của nhà thơ đối với đất nước

(Từ những luận điểm trên, đối chiếu vào các tác phẩm để tìm luận cứ chứng minh)

Kết bài:

Bài văn tham khảo:

Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chưuá trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

(Cảnh khuya)

Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa, ngập tràn trong thơ Bác là nhưũng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận dứoi con mắt của mọt con người lạc quan, và ẩn dứoi đó là một tinh thần yêu nước: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

"Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng.

Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển.

Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.

(Sưu tầm)

-----------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 109 SGK ngữ văn 8 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.


(377) 1258 04/08/2022