Bài 3 trang 29 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 29 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Tức cảnh Pác Bó ngữ văn 8: Hãy cho biết thú lâm tuyền ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau
(383) 1275 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 29 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Tức cảnh Pác Bó chi tiết nhất.

Đề bàiQua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca

. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.

Trả lời bài 3 trang 29 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

Hai bài thơ Côn Sơn ca và Tức cảnh Pác Bó đều thể hiện niềm vui “thú lâm tuyền” của tác giả.

- Nguyễn Trãi tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế đời sống, muốn “lánh đục về trong”, an ủi mình bằng lối sống “an bần lạc đạo”.

- Còn Hồ Chí Minh, sống hòa nhập với núi rừng, sông suối nhưng vẫn giữ được cốt cách của người chiến sĩ cách mạng. Nhân vật trữ tình trong Tức cảnh Pác Bó tuy mang dáng dấp của một ẩn sĩ nhưng thực chất là một chiến sĩ.

Đọc thêm văn mẫuPhân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Cách trả lời 2:

Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:

- Giống nhau:

+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.

+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.

- Khác nhau:

+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".

+ Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

Cách trả lời 3:

"Thú lâm tuyền" của Nguyễn Trái ấy là cái "thú lâm tuyền" của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội, muốn "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống "an bần lạc đạo". Ở Hồ Chí Minh, cái "thú lâm tuyền" vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng).

Bài soạn tiếp theoHướng dẫn soạn bài Ngắm trăng

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 29 SGK ngữ văn 8 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các em tham khảo để soạn bài Tức cảnh Pác Bó tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(383) 1275 04/08/2022