Bài 3 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Ông đồ ngữ văn 8: Bài thơ hay ở những điểm nào? (cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ, những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm ...)
(404) 1347 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn 8 phần đọc hiểu soạn bài Ông đồ (Vũ Đình Liên).

Đề bàiBài thơ hay ở những điểm nào? (Gợi ý: cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh, những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị...)

Trả lời bài 3 trang 10 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1

Bài thơ hay và hấp dẫn ở việc tạo ra những đối lập về hình ảnh, tâm trạng, cảm xúc đối xứng trong bố cục của bài thơ.

- Tác giả dựng cảnh tương phản:

+ Ban đầu cảnh cho chữ đông vui tấp nập.

+ Càng về sau cảnh buồn bã, lạnh nhạt, hiu quạnh.

+ Một bên nét chữ như rồng bay phượng múa.

+ Một bên giấy đỏ buồn, mực sầu, cảnh hiu quạnh.

- Cái kết đầu cuối tương ứng:

+ Vẫn là cảnh ngày tết, không gian mùa xuân có hoa đào nở.

+ Ông đồ mờ nhạt dần, cuối cùng thì không thấy nữa.

+ "ông đồ xưa" không còn tồn tại nữa.

- Tác giả tái hiện lại những hoài niệm về thời "vàng son xưa cũ" của một thế hệ nhà Nho đẹp nhưng dần phai mờ.

- Ngôn ngữ bình dị, trong sáng nhưng hàm súc, đầy dư vị.

→ Tác giả tái hiện được vẻ đẹp của cảnh cho chữ, hình tượng ông đồ xưa với bàn tay tài hoa - giá trị tinh thần truyền thống đẹp - đang dần mai một trong đời sống. Sự nuối tiếc, hoài cổ cảnh cũ người xưa.

Tham khảoCác đề văn về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Cách trả lời 2

Bài thơ có sức sống mạnh mẽ, lâu bền trong lòng người đọc bởi những đặc sắc về nghệ thuật của nó. Đó là:

- Sự giản dị, trong sáng, tinh luyện và hàm súc trong ngôn ngữ.

- Sự vận dụng thể thơ thích hợp để diễn tả tâm tình sâu lắng của nhà thơ.

- Giọng điệu bài thơ trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của nhà thơ.

- Kết cấu bài thơ giản dị, chặt chẽ, có nghệ thuật. Cách kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề của bài thơ.

- Hình ảnh thơ được chắt lọc, giàu sức truyền cảm, gợi nhiều hơn tả. Cảnh đối lập về hình ảnh ông đồ ở đầu và cuối bài thơ có tác dụng gợi sự so sánh, thể hiện được tình cảnh thất thế, tàn tạ của ông đồ.

- Bài thơ có sức lay động, truyền cảm lớn. Đọc xong bài thơ, trong lòng người đọc vẫn còn đọng lại dư âm man mác, buâng khuâng, một nỗi buồn dịu nhẹ.

Cách trả lời 3

- Tác giả miêu tả hình ảnh ông đồ ngồi thuê viết ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh

- Ông đồ trong dịp hoa đào nở:

+ Khổ 1, 2: mỗi dịp hoa đào nở, ông đồ già lại đem mực tàu giấy đỏ bày ra bên phố đông người. Những lần ông đồ bày ra như vậy lại có rất nhiều người thuê viết, người người khen ngợi, mỗi nét bút của ông viết ra giống như phượng múa rồng bay.

+ Khổ 3, 4: cũng là dịp hoa đào nở, ông đồ vẫn bày giấy, mực ra nhưng không còn ai thuê ông viết nữa.

- Thể thơ năm chữ, ngôn ngữ giản dị dễ hiểu nhưng đầy sự gợi tả (ví dụ như hoa đào nở, hoa đào chỉ nở vào những dịp Tết đến, mực tàu giấy đỏ là những dụng cụ để viết chữ hoặc câu đối được treo trong ngày Tết,...)

Cách trả lời 4

Những điểm hay của bài thơ:

- Cách dựng cảnh tương phản: Thời đắc ý và thời lụi làn.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng: Vẫn là thời gian ngày tết, hoa đào nở, không gian đường phố quen thuộc. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần. Cuối cùng rơi vào quên lãng.

- Bài thơ làm theo thể năm chữ: Ngôn ngữ giản gị mà cô đọng, nhiều dư vị.

Xem thêm

Bài 4 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: ...

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em soạn bài Ông đồ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(404) 1347 04/08/2022