Bài 2 trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 2, soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử ngữ văn 6: Em biết được những gì về cầu Long Biên...
(399) 1330 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 127 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần trả lời câu hỏi đọc hiểu, soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Em biết được những gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu? So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (dưới đây) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của cầu Long Biên?

Trả lời bài 2 trang 127 SGK văn 6 tập 2

Đoạn văn cho biết những thông tin tương đối cụ thể về cầu Long Biên:

– Tên gọi đầu tiên là “cầu Đu me”, năm 1945 được đổi tên là cầu Long Biên.

– Qui mô của cầu: được xây dựng trong 4 năm (1989-1902)

  • Dài 2290 mét
  • Nặng 17 nghìn tấn.

– Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.

– Về kĩ thuật: là thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.

– Cầu Long Biên được xây dựng bằng mồ hôi và xương máu của hàng nghìn người dân phu Việt Nam bị chết do bàn tay thực dân Pháp.

– Trước năm 1985 đây là cây cầu lớn nhất đẹp nhất bắc ngang sông Hồng, sau năm 1985 cây cầu được xây dựng hiện đại hơn và là cây cầu dài thứ hai.

So với cầu Thăng Long và cầu Chương Dương (ở phần đọc thêm) thì quy mô và tính chất hiện đại của cầu Long Biên không bằng, nhưng xét về kĩ thuật thì cầu Long Biên được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt lúc bấy giờ và là cây cầu có tuổi thọ lâu đời chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của dân tộc.

--------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 127 SGK ngữ văn 6 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử trong chương trình soạn văn 6 tốt hơn trước khi đến lớp


(399) 1330 04/08/2022