Bài 4 trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2, hướng dẫn soạn bài Buổi học cuối cùng : Ý nghĩ, tâm trạng, thái độ đối với việc học tiếng Pháp của chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng.
(392) 1307 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 55 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần soạn bài Buổi học cuối cùng chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiÝ nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Trả lời bài 4 trang 55 SGK văn 6 tập 2

Cách trả lời 1:

Với việc học tiếng Pháp, Ph-răng rất ngại, cậu bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Nhưng khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học cuối cùng, thái độ của Ph-răng:

- Lúc đầu thấy choáng váng vì đột ngột.

- Thấy tiếc nuối vì mình mới chỉ biết viết tiếng Pháp "tập toạng".

- Thấy ân hận về sự lười học, ham chơi của mình.

- Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri".

- Ph-răng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen.

- Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Ph-răng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.

Cách trả lời 2:

Những thay đổi về ý nghĩ và tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng:

- Ngạc nhiên:

+ Vì sự im lặng của lớp học

+ Vì thành phần tham dự có cả các cụ già trong làng và ai nấy đều rất buồn

+ Vì trang phục của thầy giáo và thái độ khác lạ của thầy.

- Choáng váng: Không ngờ đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng.

- Tiếc nuối ân hận:

+ Vậy là chẳng bao giờ được học nữa.

+ Thấy tiếc những thời gian ham chơi trước đây của mình

+ Trào dâng tình cảm quyến luyến với những quyển sách tiếng Pháp.

- Xấu hổ, tự giận mình: Vì không đọc thuộc bài trong giây phút thiêng liêng ấy “Lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên”.

- Kinh ngạc: Vì thấy sao mình hiểu bài đến thế, những qui tắc về phân tử trước đây đối với cậu thật khó khăn, thế mà giờ đây đôi với cậu “thật dễ dàng, dễ dàng”.

- Tự hào khâm phục về thầy giáo: “Chưa bao giờ tôi thấy thầy lớn lao đến như thế”.

=> Điều làm nên sự thay đổi đó ở cậu bé Ph-răng chính là tình yêu Tổ quốc mà cậu hiểu được sự thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc.

Tham khảo thêmPhát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Buổi học cuối cùng

Cách trả lời 3:

 * Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha-men cho biết đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.

- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

=> Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhở tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Cách trả lời 4:

Đối với việc học tiếng Pháp, Phrang rất ngại, chú bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ

- Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận

+ Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”

+ Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”

+ Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men

=> Buổi học cuối cùng đã khiến cho Phrăng thay đổi hoàn toàn thái độ, tình cảm và suy nghĩ: ham thích học tiếng Pháp hơn.

>>> Miêu tả hình tượng nhân vật thầy Ha-men và chú bé Phrăng

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 55 SGK ngữ văn 6 tập 2 được biên soạn theo nhiều cách khác nhau giúp các em tham khảo để soạn bài Buổi học cuối cùng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(392) 1307 04/08/2022