Soạn bài Cây tre Việt Nam (Thép Mới) chi tiết theo sách mới

Soạn bài Cây tre Việt Nam chi tiết sách mới và sách cũ, bao gồm: Tóm tắt kiến thức trọng tâm, hướng dẫn trả lời câu hỏi Cây tre Việt Nam - Ngữ văn 6
(378) 1260 04/08/2022

Hướng dẫn soạn bài Cây tre Việt Nam do Học Tốt biên soạn giúp em cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi Cây tre Việt Nam SGK Ngữ văn 6 dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của văn bản này.

      Cùng tham khảo...

Soạn bài Cây tre Việt Nam (Thép Mới)

Kiến thức trọng tâm về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Thép Mới (1925 - 1991) tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ở thành phố Nam Định.

- Thuở nhỏ, ông cùng em trai học ở Nam Định đến trung học và đã tham gia các hoạt động xã hội, phong trào học sinh yêu nước.

- Năm 1938, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương và bắt đầu viết bài cộng tác với báo với bút danh Phượng Kim.

- Năm 1943, ông lên Hà Nội học đại học ngành Luật khoa và tham gia hoạt động trong Kỳ bộ Bắc Kỳ của Đoàn Thanh niên Cứu quốc.

- Cách mạng tháng Tám thành công, ông được mời ra Hà Nội cộng tác, viết bài cho báo "Cờ giải phóng", tại đây bút danh Thép Mới xuất hiện lần đầu tiên với bài "Trung thu độc lập".

- Ông từng công tác trong các tòa báo Cứu quốc, Sự thật, Nhân dân, Giải phóng (Tổng biên tập).

2. Tác phẩm Cây tre Việt Nam

- Hoàn cảnh ra đời: (Khi học và soạn bài Cây tre Việt Nam các em cần ghi nhớ thông tin này)

Năm 1958, một đoàn điện ảnh của Ba Lan đã đến nước ta để làm một cuốn phim tư liệu về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và hào hùng của nhân dân Việt Nam. Trọng tâm của cuốn phim ấy là tìm hiểu, giới thiệu hình ảnh Việt Nam, một đất nước tươi đẹp với những con người ngoan cường tới bạn bè thế giới.

Nhà văn Thép Mới đã phối hợp với đạo diễn Ba Lan trong đợt làm phim này. Ông trực tiếp tham gia viết lời bình cho bộ phim và cây tre bình dị, gần gũi đã được lựa chọn làm biểu tượng cho sức sống của dân tộc Việt Nam.

Cây tre Việt Nam đã ra đời trong hoàn cảnh ấy, vừa là thuyết minh cho bộ phim cùng tên, vừa là tùy bút tiêu biểu cho văn phong bình luận của Thép Mới, đồng thời ghi dấu một trong số những tác phẩm thành công sớm của văn học cách mạng.

- Tóm tắt nội dung Cây tre Việt Nam:

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.

Soạn bài Cây tre Việt Nam sách mới

Trong chương trình sách giáo khoa mới, Ngữ văn 6 thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có văn bản Cây tre Việt Nam giống với sách cũ. Tuy nhiên phần câu hỏi khi học bài sẽ có những điểm khác, vì vậy các em cũng theo dõi dưới đây để có thể làm bài soạn đúng nhất trước khi tới lớp nhé.

Soạn bài Cây tre Việt Nam - Kết nối tri thức

Câu 1. Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 2. Những từ ngữ nào trong văn bản biểu đạt rõ nhất hình ảnh của cây tre?

Câu 3. Khi nói về cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam. Hãy chỉ ra những chi tiết đó trong bài.

Câu 4. Vì sao tác giả có thể khẳng định "Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Câu 5. Tìm một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả "cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam".

Câu 6. Em đang sống ở thời điểm "ngày mai" mà tác giả nói đến trong văn bản, "khi sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa". Theo em, vì sao cây tre vẫn là hình ảnh vô cùng thân thuộc đối với đất nước, con người Việt Nam.

Hướng dẫn soạn bài Cây tre Việt Nam Kết nối tri thức chi tiết

Soạn bài Cây tre Việt Nam sách cũ

Đọc - hiểu văn bản

1 - Trang 99 SGK

   Nêu đại ý của bài văn. Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.

Trả lời:

– Đại ý của bài văn: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết, lâu đời của tre với đời sống con người Việt trong lao động, sản xuất, chiến đấu. Cây tre mang những phẩm chất quý báu của con người Việt Nam như ngay thẳng, nhũn nhặn, thủy chung, can đảm. Cây tre Việt Nam mãi gắn bó, đồng hành với người Việt trong tương lai.

– Bố cục:

+ Phần đầu (từ đầu … chí khí con người): Giới thiệu chung về cây tre.

+ Phần hai (tiếp … tiếng sáo diều tre cao vút mãi): Vai trò quan trọng của tre trong đời sống sản xuất và chiến đấu của con người.

+ Phần ba (phần còn lại): Cây tre tượng trưng cho tâm hồn và khí chất của con người Việt Nam.

2 - Trang 99 SGK

Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:

a) Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.

b) Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.

Trả lời:

a) Khi soạn bài Cây tre Việt Nam, em thấy những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre trong lao động, sản xuất:

- Bóng tre trùm lên làng bản, thôn xóm.

- Tre là cánh tay của người nông dân.

- Tre là người nhà.

- Tre là tình cảm trai gái, là đồ chơi con trẻ, là nguồn vui tuổi già.

- Tre với người sống chết có nhau, chung thủy.

b) Tre là người đồng cam cộng khổ chiến đấu.

- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông che, tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

- Hình ảnh cây tre nhân hóa: tre như có tình cảm, bao bọc che chở làng xóm.

3 - Trang 99 SGK

Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?

Trả lời:

Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre trong tương lai, khi đất nước bước vào thế kỉ mới.

– Xi măng, cốt thép, dần trở nên quen thuộc thay thế tre, nứa

– Tác giả khẳng định không gì có thể thay thế tre, nứa

– Tre, nứa vẫn trở thành bóng mát, làm cổng chào, hóa thân vào âm nhạc, văn hóa

=> Hình ảnh cây tre trở nên gắn bó máu thịt, tình nghĩa với người dân Việt Nam.

4 - Trang 99 SGK

Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

Trả lời:

Khi soạn bài Cây tre Việt Nam, em thấy cây tre mang những phẩm chất đáng quý trọng của con người:

– Thanh cao, giản dị, đẹp đẽ, giàu sức sống

– Tre gắn bó đoàn kết, giúp đỡ người dân trong lao động, chiến đấu

– Tre giống con người: ngay thẳng, nhũn nhặn, thủy chung, can đảm

=> Tre là biểu tượng cao quý về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, đây là hình ảnh biểu trưng cao quý của dân tộc Việt.

Luyện tập

Câu hỏi: Em hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre.

Trả lời:

Một số truyện cổ tích, câu ca dao, tục ngữ, bài thơ có nói đến cây tre:

- Truyện cổ tích như: Cây tre trăm đốt, Thánh Gióng,....

- Tục ngữ về cây tre: Tre già măng mọc, Tre non dễ uốn,...

- Thơ về tre:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

(Ca dao)

Quê hương tôi có con sông xanh biếc,

Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

(Thơ - Tế Hanh)

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con.

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Trên đây là phần soạn bài Cây tre Việt Nam sách mới và sách cũ nhằm giúp các em chuẩn bị bài soạn thật tốt trước giờ lên lớp. Tham khảo thêm những bài hướng dẫn soạn chi tiết khác của Học Tốt để soạn văn 6 một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất.


TẢI VỀ

(378) 1260 04/08/2022