Soạn bài Phó từ

Soạn bài Phó từ ngắn nhất lớp 6 chi tiết giúp em nắm vững kiến thức về phó từ là gì và trả lời các câu hỏi bài tập luyện tập trang 12, 13 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2.
(402) 1340 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Phó từ  hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi bài tập biết cách phân loại phó từ, xác định được đặc điểm và ý nghĩa ngữ pháp của phó từ.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

Cùng tham khảo...

Soạn bài Phó từ ngắn nhất - Soạn văn 6

Soạn bài Phó từ ngắn nhất

Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập soạn bài Phó từ trang 12, 13, 14 và 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2 ngắn gọn nhất, còn nếu các em học sinh muốn soạn văn bài Phó từ chi tiết hơn, các em có thể bấm vào từng câu hỏi để xem nhiều cách trình bày đáp án khác nhau.

I. Phó từ là gì?

Bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2 (bấm vào đây để xem nhiều cách trình bày câu trả lời hơn)

Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?

a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

(Theo Em bé thông minh)

b) Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương đượcrất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.

(Tô Hoài)

Trả lời:

Từ in đậmTừ loại  Các từ khác
ĐãĐi (Động từ)Rất nhiều nơi khác
CũngRa (Động từ)Những câu đố oái oăm
ĐươngTrổ (động từ)Hoa
SắpLàm (Động từ)Bài tập toán
Có thểXemPhim
ThậtĐauLòng

Bài 2 trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Các từ in đậm đứng ở những vị trí nào trong cụm từ?

Trả lời:

Các từ in đậm nằm ở phần phụ trước của cụm động từ và cụm tính từ. Phó từ là hư từ, nó không có khả năng gọi tên sự vật, hiện tượng như danh từ, động từ, tính từ.

II. Các loại phó từ

Bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm:

a) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(Tô Hoài)

b) Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào… Anh phải sợ…

(Tô Hoài)

c) […] không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.

(Tô Hoài)

Trả lời:

Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm:

a) Phó từ “lắm” bổ sung cho tính từ “chóng”.

b) Phó từ “đừng” bổ sung cho động từ “trêu”.

c) Phó từ “không” và “đã” bổ sung ý nghĩa cho động từ “trông thấy”.

Phó từ "đang" bổ sung cho động từ "loay hoay".

Bài 2 trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Điền các phó từ đã tìm được ở phần I và phần II vào bảng phân loại theo mẫu dưới đây:

CÁC LOẠI PHÓ TỪ

Phó từ đứng trướcPhó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
Chỉ mức độ
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Chỉ sự phủ định
Chỉ sự cầu khiến
Chỉ kết quả và hướng
Chỉ khả năng

Trả lời:

Phó từ đứng trướcPhó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gianĐã, đang
Chỉ mức độRất, thậtLắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tựVẫn, cũng
Chỉ sự phủ địnhKhông, chẳng
Chỉ sự cầu khiếnĐừng
Chỉ kết quả và hướngRa
Chỉ khả năng

Bài 3 trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên.

Trả lời:

- Phó từ bổ sung ý nghĩa thời gian: sẽ, sắp, đương, từng

- Phó từ bổ sung ý nghĩa khả năng: có thể

- Phó từ bổ sung ý nghĩa tần số: Thường, thỉnh thoảng, luôn luôn…

- Phó từ bổ sung ý nghĩa cầu khiến: hãy, chớ, toan,…

- Phó từ bổ sung ý nghĩa phủ định: chẳng,...

- Phó từ bổ sung ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự: sắp, lại, còn, đều,…

- Phó từ bổ sung ý nghĩa chỉ kết quả và hướng: chắc, vào,...

III. Soạn bài Phó từ phần Luyện tập

Bài  1 trang 14 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì.

a) Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

(Tô Hoài)

b) Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

(Em bé thông minh)

Trả lời:

a) Phó từ “đã” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “đến”, “cởi bỏ”, “về”.

Phó từ “không còn” bổ sung ý nghĩa phủ định tiếp diễn tương tự cho động từ “ngửi”.

Phó từ “đương” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “trổ”.

Phó từ “đều” bổ sung ý nghĩa quan hệ tiếp diễn tương tự cho tính từ “lấm tấm”.

b) Phó từ “được” bổ sung quan hệ kết quả cho động từ “xâu”.

Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa quan hệ thời gian cho động từ “xâu”.

Bài 2 trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt bằng một đoạn văn ngắn từ ba đến năm câu. Chỉ ra một phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ đó để làm gì?

Trả lời:

- Dế Mèn trông thấy chị Cốc đang mò cua bắt ốc ở bãi lầy ven sông liền cất tiếng hát véo von trêu chọc. Chị Cốc vô cùng tức giận đi lò dò về phía tổ Dế Mèn khiến Dế Mèn khiếp sợ chui tọt vào tổ. Chị Cốc vừa thấy Dế Choắt liền nghĩ rằng Dế Choắt trêu mình nên đã dùng mỏ nhọn hoắt mổ chết Dế Choắt.

- Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “dùng”.

Bài 3 trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Chính tả (nghe – viết): Bài học đường đời đầu tiên (từ Những gã xốc nổi đến những cử chỉ ngu dại của mình thôi).

Trả lời:

Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

IV. Tổng kết: Lý thuyết bài Phó từ

   Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ. Phó từ gồm 2 loại lớn:

  • Phó từ đứng trước động từ, tính từ: thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.
  • Phó từ đứng sau động từ, tính từ nhằm bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Phó từ do HocOn247 tổng hợp và biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 6 bài Phó từ này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Phó từ một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.


    TẢI VỀ

    (402) 1340 04/08/2022