Bài 2 trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2 (Luyện tập)

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2, soạn bài Hoán dụ ngữ văn 6: Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ...
(388) 1293 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 84 sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Hoán dụ ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp

Đề bài

: Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời bài 2 trang 84 SGK văn 6 tập 2 - Luyện tập

Hoán dụ và ẩn dụ

- Giống: đều là những biện pháp tu từ xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

- Khác:

  • Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật tương đồng với nhau (so sánh ngầm). Tương đồng về: hình thức, cách thức thực hiện, phẩm chất, cảm giác.
  • Hoán dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật có mối quan hệ tượng cận, gần gũi với nhau (bộ phận – toàn thể, vật chứa đựng – vật bị chứa đựng,dấu hiệu của sự vật – sự vật, cụ thể – trừu tượng).

- Ví dụ:

  • Hoán dụ:  "Áo chàm đưa buổi phân ly"

=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

Ẩn dụ:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

(Viễn Phương)

=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

-------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 84 SGK ngữ văn 6 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Hoán dụ trong chương trình soạn văn 6 được tốt nhất trước khi tới lớp


(388) 1293 04/08/2022