Bài 7 trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 7 trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2, hướng dẫn soạn bài Buổi học cuối cùng ngữ văn 6 : Trong truyện thầy Ha-men có nói: ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững...
(386) 1287 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 7 trang 55 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần soạn bài Buổi học cuối cùng chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiTrong truyện thầy Ha-men có nói: “... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ...

”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Trả lời bài 7 trang 55 SGK văn 6 tập 2

Cách trả lời 1:

Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”:

- Đây là câu nói của người yêu tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ như chính hơi thở, nguồn sống

- Khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc

- Còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh giành lại tự do

- Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện rõ rệt, sâu sắc của lòng yêu nước.

Cách trả lời 2:

Câu nói của thầy Ha-men “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...”. Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

Tham khảo thêm

Phân tích tác phẩm Buổi học cuối cùng

Cách trả lời 3:

  “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...”.

Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.

Cách trả lời 4:

Lời của thầy giáo Ha-men: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù".

=> Ý nghĩa:

  • Tầm quan trọng của tiếng nói của một dân tộc, tiếng nói là linh hồn, là bản sắc của dân tộc, dân tộc mà để mất tiếng nói, dân tộc đó sẽ đánh mất nước.
  • Còn giữ tiếng nói, dân tộc đó còn có cơ hội để giành lại tự do.
  • Thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt, thiết tha.
  • Lời nói của thầy Ha-men là chân lí của cuộc sống.

>>> Đề cương học kì 2 môn Văn lớp 6 bài Buổi học cuối cùng

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 7 trang 55 SGK ngữ văn 6 tập 2 được biên soạn theo nhiều cách khác nhau giúp các em tham khảo để soạn bài Buổi học cuối cùng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(386) 1287 04/08/2022