Bài 3 trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 2, hướng dẫn soạn bài Vượt thác ngữ văn 6: Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư
(385) 1283 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 40 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Vượt thác (Đoàn Giỏi) chi tiết nhất.

Đề bài: Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”.

Trả lời bài 3 trang 40 SGK văn 6 tập 2

Cách trả lời 1:

* Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả: thật dũng mãnh và phi thường.

* Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác:

- Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.

- Hành động: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

* Những so sánh tiêu biểu:

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.

- Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

* Ý nghĩa của hình ảnh so sánh Dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” thể hiện vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng, không sợ nguy hiểm, khó khăn, làm chủ thiên nhiên của con người.

Cách trả lời 2:

* Cảnh con thuyền vượt thác:

- Tinh thần sẵn sàng: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ...

- Hành động con người: nhanh, mạnh.

- Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng...

* Hình ảnh dượng Hương Thư:

- Ngoại hình to khỏe, rắn chắc: “như một pho tượng... như một hiệp sĩ”.

- Hành động mạnh mẽ: “đánh trần đứng sau... lấy thế trụ lại”.

* Những cách so sánh để miêu tả dượng Hương Thư:

- Sử dụng thành ngữ: nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc.

- Dùng hình ảnh cường điệu: hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

* Ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” : người anh hùng trước thiên nhiên hùng vĩ, đối lập với tính cách hiền lành khi ở nhà. Khẳng định phẩm chất đáng quý của người lao động : bản chất hiền lành, nhút nhát nhưng trong công việc lại dũng cảm, nhanh nhẹn.

Cách trả lời 3:

- Cảnh con thuyền vượt sông:

+ Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt

+ Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng

- Hình ảnh dượng Hương Thư nổi bật:

+ Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe

+ Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ

- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

+ Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”

+ Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

+ Đối lập hình ảnh dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà

=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn tóm tắt ngắn gọn nhất bài Vượt thác

Bài 3 trang 40 SGK ngữ văn 6 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn theo 3 cách trình bày khác nhau giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Vượt thác tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(385) 1283 04/08/2022