Bài 2 trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2, hướng dẫn soạn bài Phương pháp tả người ngữ văn 6 : Hãy lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng nêu ở bài tập 1.
(371) 1235 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 62 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần soạn bài Phương pháp tả người chi tiết và đầy đủ nhất..

Đề bàiHãy lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng:

– Một em bé chừng 4 – 5 tuổi;

– Một cụ già cao tuổi;

– Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.

Trả lời bài 2 trang 62 SGK văn 6 tập 2

Dàn bài chung

- Mở bài:

+ Giới thiệu về đối tượng miêu tả

+ Định hướng hình thức tả - chân dung hay hoạt động.

- Thân bài:

+ Tả chi tiết theo thứ tự, có thể là

+ Thứ tự theo sự quan sát

+ Thứ tự diễn biến trước sau

+ Kết hợp cả hai

+ Chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng, làm nổi bật đối tượng được tả.

- Kết bài

+ Nhấn mạnh ấn tượng về người được tả

+ Nêu cảm nhận hoặc đánh giá.

Dàn bài chi tiết

a) Miêu tả một cụ già cao tuổi

- Mở bài:

+ Giới thiệu về cụ già

+ Là người thân của em, hay tình cờ gặp gỡ.

+ Ở đâu? Độ bao nhiêu tuổi.

+ Ấn tượng ban đầu của em.

- Thân bài: Miêu tả chi tiết

+ Tả ngoại hình: Gầy (mập) cao (thấp), đôi mắt, khuôn mặt, những nếp nhăn, chòm râu, mái tóc, nụ cười.

+ Hành động: Hay kể chuyện cho trẻ em, (chơi cờ, trồng hoa, đi bộ, tập thể dục...)

- Kết bài: Cảm nghĩ của em về cụ già.

b) Miêu tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi

- Mở bài:

+ Giới thiệu chung về em bé (em bé của nhà em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)

+ Tên, tuổi, giới tính của em bé.

- Thân bài:

+ Miêu tả khái quát: Chiều cao, thân hình

+ Tả chi tiết:

  • Miêu tả gương mặt
  • Đầu tròn, mái tóc thưa
  • Đôi mắt tròn, sáng
  • Miệng hay cười

+ Tả hoạt động của em bé

  • Em bé thường hay hát, múa
  • Em bé thích được khen
  • Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà
  • Hay nhõng nhẹo

- Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.

>>> Đọc thêm: Văn mẫu tả em bé đang tập nói, tập đi

c) Miêu tả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp

- Mở bài: Giới thiệu cô giáo em đang say sưa giảng bài

- Thân bài:

+ Tả bao quát cô giáo đang say sưa giảng bài:

  • Đang tiết học sinh của của Thư, tụi em thường gọi cô là “Thư sinh”
  • Chúng em đang nghe cô giảng bài
  • Cô đang say sưa giảng bài

+ Tả ngoại hình khi giảng bài

  • Cô giáo em đang say sưa giảng bài rất xinh đẹp
  • Cô mặc một chiếc áo dài mùa tím mộng mơ
  • Mái tóc của cô đen, dài và óng mượt
  • Cô mang đôi dép cao
  • Cô có đôi mắt đẹp
  • Đôi môi cô chum chím rất xinh xắn
  • Mũi của cô cao

+ Tả hành động của cô khi giảng bài:

  • Cô giáo cầm quyển sách trên tay và cầm phấn một tay
  • Cô giáo vừa giảng bài vừa say sưa nói không dứt
  • Cô đi qua đi lại, vừa đi vừa nói
  • Vẻ mặt của cô rất trang nghiêm

+ Hình ảnh cô giáo đang giảng bài đối với em

  • Giọng cô giảng bài rất đầm ấm và trìu mến
  • Khi cô giảng cả lớp cũng im lặng để nghe
  • Cô giúp em hiểu bài hơn
  • Cô dạy chúng em từng li từng tí và chỉ dạy chúng em từ li

- Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với hình ảnh cô giáo đang say sưa giảng bài.

>>> Văn mẫuTả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 62 SGK ngữ văn 6 tập 2 được biên soạn theo nhiều cách khác nhau giúp các em tham khảo để soạn bài Phương pháp tả người tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(371) 1235 04/08/2022