Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm

Soạn bài Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm trang 162 SGK Ngữ văn 6 tập 2, tổng hợp nội dung cần nắm được trong môn ngữ văn lớp 6
(395) 1315 04/08/2022

Giúp các em chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi cuối năm. Đọc tài liệu hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong sách giao khoa, nhằm tổng hợp lại kiến thức ngữ văn một cách đầy đủ và khoa học nhất để các em tham khảo và làm bài tốt hơn.

I. Những nội dung cơ bản cần chú ý

1. Về phần Đọc – hiểu văn bản

Trọng tâm sách giáo khoa Ngữ văn 6 là đọc – hiểu tác phẩm tự sự:

  • Học kì I tập trung đọc – hiểu các tác phẩm truyện dân gian và truyện trung đại.
  • Học kì II đọc – hiểu truyện, kí hiện đại và những bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả dưới các hình thức thể loại khác nhau.

=> Vì thế khi học ôn chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm, học sinh cần nắm được một số kiến thức cơ bản sau đây:

a) Nắm được đặc điểm thể loại của các văn bản đã học.

b) Nắm được nội dung và hình thức cụ thể của các văn bản tác phẩm đã học trong chương trình: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu; vẻ đẹp của các trang văn miêu tả; bút pháp miêu tả, kể chuyện của các tác giả; cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ cũng như ý nghĩa của văn bản.

c) Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại ở những văn bản đã học.

d) Nắm được nội dung và ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng.

2. Về phần Tiếng Việt:

Phần Tiếng Việt ở Ngữ văn 6, tập một, tập trung vào các vấn đề về từ như: Từ mượn; Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; Danh từ và cụm danh từ; Tính từ và cụm tính từ; Động từ và cụm động từ; Số từ, lượng từ, chỉ từ, …

Phần Tiếng Việt ở Ngữ văn 6, tập hai, ngoài tiết học về phó từ, tập trung chủ yếu vào các vấn đề về câu và các biện pháp tu từ. Cụ thể:

a) Các vấn đề về câu:

– Các thành phần chính của câu.

– Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.

– Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.

b) Các biện pháp tu từ:

– So sánh.

– Nhân hóa.

– Ẩn dụ.

– Hoán dụ.

Học sinh cần có ý thức vận dụng các đơn vị kiến thức vào việc đọc – hiểu các văn bản chung ở phần Văn và tạo lập các kiểu văn bản ở phần Tập làm văn.

3. Về phần Tập làm văn

Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 6, tập trung chính vào văn bản tự sự (văn kể chuyện) và văn miêu tả. Học sinh cần chú ý để nắm được các nội dung chính sau đây:

a) Ôn lại một số vấn đề về văn tự sự, cụ thể là:

– Dàn bài của một bài văn tự sự.

– Ngôi kể khi viết bài văn tự sự.

– Thứ tự kể trong văn tự sự.

– Biết cách làm một bài văn tự sự (bài văn kể chuyện).

b) Nắm được một số vấn đề chung về văn miêu tả:

– Thế nào là văn miêu tả; mục đích và tác dụng của văn miêu tả.

– Các thao tác cơ bản của văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, …

c) Cách làm bài văn miêu tả.

– Phương pháp tả cảnh.

– Phương pháp tả người.

d) Biết cách viết đơn và nắm được các lỗi thường mắc khi viết đơn.

II. Cách ôn tập và hướng kiểm tra đánh giá

Phần I – Trắc nghiệm: Đọc đoạn văn sau, chép lại các câu hỏi vào vở, rồi trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Càng đổ dần về hướng Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […] Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

A – Biểu cảm

B – Miêu tả

C – Tự sự

D – Nghị luận

2. Tác giả đoạn văn trên là ai?

A – Võ Quảng

B – Nguyễn Tuân

C – Tô Hoài

D – Đoàn Giỏi

3. Cảnh sông nước Cà Mau qua đoạn văn là một bức tranh như thế nào?

A – Duyên dáng và yểu điệu

B – Ghê gớm và dữ dội

C – Mênh mông và hùng vĩ

D – Dịu dàng và mềm mại

4. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng mấy lần phép so sánh?

A – Một lần

B – Hai lần

C – Ba lần

D – Bốn lần

5. Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt?

A – rì rào

B – chi chít

C – bất tận

D – cao ngất

6. Nếu viết: “Càng đổ dần về hướng Cà Mau càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.” thì câu văn mắc phải lỗi nào?

A – Thiếu chủ ngữ

B – Thiếu vị ngữ

C – Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

D – Sai về nghĩa

7. Từ nào dưới đây có thể điền vào chỗ dấu ngoặc đơn ( ) để câu văn “Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên ( ) như hai dãy trường thành vô tận.” trở thành câu đúng nghĩa?

A – mênh mông

B – bao la

C – sừng sững

D – bát ngát

8. Thế nào là biện pháp nghệ thuật nhân hóa?

A – Dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những đặc điểm của sự vật, sự việc, nhân vật được miêu tả.

B – Lấy tên sự vật, hiện tượng này để nhằm chỉ sự vật, hiện tượng kia,

C – Gọi tên hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người.

D – Dùng những từ ngữ chỉ một bộ phận, một phần để chỉ toàn thể.

9. Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?

A – Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, người gửi

B – Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì?

C – Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng

D – Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, lí do gửi

Trả lời

1) B. Miêu tả

2) A. Võ Quảng

3) C. Mênh mông và hùng vĩ.

4) B. Hai lần

5) C. Bất tận

6) A. Thiếu chủ ngữ

7) C. Sừng sững

8) C. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người.

9) B. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì.

Phần II – Tự luận Đề văn: Có lần trong bữa cơm chiều của gia đình, em đã gây nên một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy viết bài văn kể và tả lại sự việc đó.

Trả lời

– Mở bài: Nêu hoàn cảnh mắc lỗi, về câu chuyện khiến cha mẹ buồn.

– Thân bài: Kể những sự việc khiến mẹ buồn.

Mắc lỗi với ai, mắc lỗi khi nào

+ Nêu nguyên nhân mắc lỗi

+ Lỗi lầm đó gây ra hậu quả thế nào

+ Sau khi mắc lỗi em đã làm gì, sửa chữa thế nào?

– Kết luận

+ Bài học được rút ra.

+ Cảm nghĩ sau lần mắc lỗi đó.

Đến đây là chúng ta đã kết thúc chương trình học ngữ văn lớp 6, mong rằng thông qua phần soạn ngữ văn lớp 6 chi tiết được Đọc tổng hợp này sẽ giúp các em có những bài học và sự chuẩn bị bài tốt nhất!

Soạn văn bài ôn tập tổng hợp kỳ thi cuối năm


TẢI VỀ

(395) 1315 04/08/2022