Bài 4 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2, hướng dẫn soạn bài Nhân hóa ngữ văn 6 : Cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào, tác dụng của nó ?
(392) 1305 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 59 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần soạn bài Nhân hóa chi tiết và đầy đủ nhất..

Đề bàiHãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.

a)

Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

(Ca dao)

b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

c) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. [...] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.

(Võ Quảng)

d) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh dưới nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.

(Nguyễn Trung Thành)

Trả lời bài 4 trang 59 SGK văn 6 tập 2

Cách trả lời 1:

a) núi... ơi, núi... che

=> Coi sự vật như người để trò chuyện, xưng hô.

b) cua, cá... tấp nập; cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm,... cãi cọ om sòm 

=> Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người;

họ, anh

=> Dùng từ ngữ gọi người để gọi con vật;

c) chòm cổ thụ... dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn; thuyền... vùng vằng

=> dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người;

d) cây... bị thương, thân mình, vết thương, cục máu

=> Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của con người để chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của đối tượng không phải con người.

Cách trả lời 2:

a)

- Phép nhân hoá trong câu ca dao được tạo ra bằng cách trò chuyện xưng hô với vật (núi) như đối với người.

- Tác dụng:

+ Thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người và núi: “Núi là cái cớ để con người giãi bày tâm sự”.

+ Giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.

b)

- Phép nhân hoá trong đoạn văn được tạo ra bằng cách dùng những từ vốn chí tính chất hoạt động của người để chỉ tính chất hoạt động của vật.

- Tác dụng: Làm cho sự sinh hoạt, hình dáng của thế giới loài vật giống như sự sinh hoạt của thế giới con người.

c)

- Phép nhân hoá được tạo ra bằng cách dùng những từ chỉ tính chất hoạt động của người để chỉ tính chất hoạt động của vật.

- Tác dụng: Thổi linh hồn vào sự vật, làm cho hình ảnh cây cổ thụ và hình ảnh con thuyền trở nên gắn bó gần gũi như con người.

d)

- Phép nhân hoá được tạo ra bằng cách dùng những từ ngữ chỉ tính chất hoạt động của người để chỉ tính chất hoạt động của vật.

- Tác dụng: Làm cho hình ảnh rừng xà nu bị tàn phá giống như hình ảnh con người bị quân giặc tàn phá, nỗi đau thương vì vậy mà trở nên nhức buốt hơn.

Tham khảo thêmTả vườn cây có sử dụng phép nhân hóa

Cách trả lời 3:

a) núi ơi: trò chuyện, xưng hô với vật như người.

⟶ Coi vật trở thành người tri âm, tri kỉ để bộc lộ tình cảm, giãi bày suy nghĩ, tình cảm trong lòng

b)

- (cua cá) tấp nập; (cỏ, vạc, sếu, le ...) cãi cọ om sòm: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật;

- họ (cò, sếu, vạc, le ...), anh (cò): dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

⟶ Miêu tả bức tranh đời sống của động vật sống động như chính đời sống của con người.

c)  (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; (thuyền) vùng vằng: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.

⟶ Thế giới cây cối, đồ vật giàu sức sống, sinh động như chính thế giới của con người.

d) (cày) bị thương; thân mình, vết thương, cục máu: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

⟶ Cây xà nu được nhân hóa thể hiện sức sống kiên cường, bất khuất của con người và cây cối nơi đây.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 59 SGK ngữ văn 6 tập 2 được biên soạn theo nhiều cách khác nhau giúp các em tham khảo để soạn bài Nhân hóa tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(392) 1305 04/08/2022