Soạn bài Mưa (Trần Đăng Khoa)

Soạn bài Mưa chi tiết nhất giúp em nắm vững kiến thức về tác phẩm, gợi ý trả lời câu hỏi soạn bài Mưa hay nhất trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 2.
(388) 1293 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Mưa của Trần Đăng Khoa được biên soạn chi tiết giúp em cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người trước và trong cơn mưa rào ở làng quê.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

      Cùng tham khảo...

Soạn bài Mưa (Trần Đăng Khoa)

Hướng dẫn soạn bài Mưa ngắn nhất

I. Đọc - hiểu văn bản

Câu 1 trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?

Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

Trả lời

– Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.

– Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa

+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa

+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa

Câu 2 trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).

Trả lời:

Bài thơ được làm theo thể tự do, cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt: Nhịp 1, 2, 3, 4 và chủ yếu là nhịp 2.

=> Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập, sự ngắt quãng phóng khoáng như những hạt mưa rơi tự do.

Câu 3 trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:

a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.

b) Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hóa để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.

Trả lời:

a. Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:

– Các con vật trước cơn mưa: mối trẻ, mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường

– Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.

– Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê…

– Những động từ được sử dụng: hành quân, múa, rung tai, đu đưa… kết hợp với các tính từ: rối rít, trọc lốc, mù trắng, chốc chốc

→ Góp phần diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời mưa

b. Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến

+ Ông trời mặc áo

+ Mía múa gươm

+ Kiến hành quân đầy đường

+ Cỏ gà rung tai nghe

+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc

+ Cây dừa sải tay bơi

=> Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật cũng hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.

Câu 4 trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới xuất hiện hình ảnh con người:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa…

Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.

Trả lời:

– Ông bố cuối bài trở thành người cha vĩ đại: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa

– Hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần sánh ngang với trời đất

– Trong cái nhìn trẻ thơ, người bố luôn luôn vĩ đại, mạnh mẽ và lớn lao.

II. Soạn bài Mưa phần Luyện tập

Câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Học thuộc lòng đoạn thơ từ đầu đến "...Mù trắng nước".

Câu 2 trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển, hoặc mưa xuân ở làng quê.

Trả lời:

Mặt trời đang chói chang bỗng chốc mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới, che kín cả bầu trời. Gió ngày càng mạnh hơn làm cây cối nghiêng ngả, đu đưa, bụi bay mù mịt. Mấy chú chim vội vã tìm nơi trú ngụ, mọi người cũng như khẩn trương hơn trước cơn mưa sắp tới gần… Lộp bộp… lộp bộp. Những hạt mưa bắt đầu nặng hạt hơn, bầu trời giờ bị chắn bởi những lớp nước trắng xóa, chớp sáng loáng rạch ngang trời, để lại tiếng sấm rền rĩ, ồn ào. Cây cối lúc này nhảy múa hào hứng với màn nước nước mưa mát lành trời ban tặng…

Hướng dẫn soạn bài Mưa chi tiết

    Mưa là một tác phẩm độc đáo của nhà thơ Trần Đăng Khoa, qua bài thơ ta sẽ cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài thơ.

I. Đọc - hiểu văn bản

Bài 1 trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?

Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

Trả lời

– Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.

– Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa

+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa

+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa

Bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).

Trả lời:

– Nhận xét:

  • Thể thơ tự do với những câu ngắn từ 1 đến 4 chữ
  • Cách ngắt nhịp: nhịp điệu nhanh, dồn dập.
  • Cách gieo vần: linh hoạt (vần chân – vần cách: ra – già, thấp – nấp; vần liền: con – trộn, nghe – tre…)

– Tác dụng : tạo nên tiết tấu nhanh nhiều biến đổi liên tục của những sự vật trong cơn mưa rào mùa hè.

Bài 3 trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:

a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.

b) Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hóa để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.

Trả lời:

a) Tác giả đã sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ miêu tả các sự vật rất độc đáo, thể hiện sự quan sát tinh tế:

- Mối trẻ bay cao; Mối già bay thấp.

- Ông trời và kiến như chuẩn bị tham gia trận đánh nên mặc áo giáp đen, hành quân đầy đường.

- Mỗi sự vật đều đón chờ cơn mưa với niềm vui riêng thể hiện những tình cảm riêng, tính cách riêng:

  • Cỏ gà rung tai nghe.
  • Bụi tre tần ngần gỡ tóc.
  • Hàng bưởi đu đưa bế lũ con.
  • Chớp khô khốc.
  • Sấm khanh khách cười.
  • Cây dừa sải tay bơi.
  • Ngọn mồng tơi nhảy múa.

Việc sử dụng các động từ, tính từ như trên đã làm cho thế giới cây cối, loài vật trở nên phong phú, sinh động về tâm hồn như con người.

b) Các phép nhân hóa được sử dụng trong bài thơ là:

Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa...

=> Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến: ông trời mặc áo gióng đen, mía múa gươm, kiến hành quân nhưng lại vẫn có những hoạt động bình dị khác như gỡ tóc, bơi, nhảy múa, bế con...

=> Phép nhân hóa được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh tế của tác giả, kết hợp với sự liên tưởng dồi dào. Nhân hóa nhiều, nhưng không có sự lập lại, mà có những nét độc đáo.

Bài 4 trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới xuất hiện hình ảnh con người:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa…

Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.

Trả lời:

– Ông bố cuối bài trở thành người cha vĩ đại: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa. (Ẩn dụ khoa trương: Ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua và chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên).

– Hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần sánh ngang với trời đất.

– Trong cái nhìn trẻ thơ, người bố luôn luôn vĩ đại, mạnh mẽ và lớn lao.

II. Soạn bài Mưa phần Luyện tập

Câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Học thuộc lòng đoạn thơ từ đầu đến "...Mù trắng nước".

Trả lời:

Đoạn trích các em cần học thuộc sau:

Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp...
Rơi
Rơi...
Đất trời
Mù trắng nước

Bài 2 trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển, hoặc mưa xuân ở làng quê.

Trả lời:

Hôm nay khi cô giáo cho chúng tôi đề văn về tả lại một cơn mưa. Chắc có lẽ mọi người sẽ nói đến những cơn mưa hối hả mùa hạ, cơn mưa nhẹ nhàng mùa thu, hay cơn mưa xuân đặc biệt. Đối với riêng tôi, tôi luôn thích những cơn mưa chuyển mùa. Hà Nội lại bắt đầu chuyển mình sang đông, chiều chiều bạn sẽ bắt gặp những cơn mưa chuyển mùa trong thời gian này. Mưa có lúc rào rào xối xả chạy ngang những tán cây, những tòa nhà cao tầng, những có lúc lại nhẹ nhàng vài hạt mưa bay. Nó không dứt khoát mà nhùng nhằng như chả muốn rơi, thời tiết chả muốn sang đông. Tôi gọi nó là mùa lưng chừng, những cơn  mưa lưng chừng, lưng chừng như độ tuổi đang lớn của chúng tôi vậy. Cả thành phố hối hả trong cơn mưa, lúc mưa rào mọi người nhanh chóng dừng xe mặc áo mưa, nhưng rồi lại nhanh chóng ngớt hẳn. Cảm giác còn bao nhiêu nước ông trời lắc nốt đổ xuống để lại mùa đông lạnh khô trong long Hà Nội.

Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Trần Đăng Khoa

- Trần Đăng Khoa sinh ngày 26-04-1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, năng khiếu thơ nảy nở rất sớm.

- Là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Từ lúc là học sinh Tiểu học ông đã có nhiều bài thơ đăng báo và xuất bản tập thơ đầu tiên khi mới 10 tuổi.

- Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội. Ông cũng là Trưởng Ban Chung khảo, Hội đồng Giám khảo Quốc gia của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay.

- Năm 2001, ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Các tác phẩm nổi bật: Từ góc sân nhà em (1968), tập thơ Góc sân và khoảng trời (1968), Đi đánh thần Hạn (1970), tuyển tập Thơ Trần Đăng Khoa (1970),...

2. Tác phẩm Mưa

- Bài Mưa được rút ra từ tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa năm 1968.

- Bài thơ miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê, thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

Ghi nhớ

Bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

Trên đây là phần soạn văn 6 bài Mưa - một sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa, bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê.


TẢI VỀ

(388) 1293 04/08/2022