Bài 6 trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 55 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần soạn bài Buổi học cuối cùng chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của những so sánh ấy.
Trả lời bài 6 trang 55 SGK văn 6 tập 2
Cách trả lời 1:
- "Tiếng ồn ào như vỡ chợ" : So sánh ngang bằng "như"
-> So sánh cái trừu tượng với cái cụ thể.
- "Quyển thánh sử dường như người bạn cố tri" : So sánh ngang bằng "dường như"
-> So sánh vật giống như người.
- "Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới xung quanh lớp" : So sánh ngang bằng "trông như"
-> So sánh vật với vật.
- "Những trò nhỏ cất tiếng đồng thanh đọc như hát bài BeBeBiBoBu" : So sánh ngang bằng
-> So sánh vật, âm thanh với âm thanh.
Cách trả lời 2:
Câu văn so sánh:
- tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
- dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
- ... chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
- Những tờ mẫu ... như những lá cờ nhỏ ...
- ... một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
=> Tác dụng: tạo hình tượng, sự sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm để thể hiện tình cảm của tác giả.
Tham khảo thêm: Phân tích tác phẩm Buổi học cuối cùng
Cách trả lời 3:
Một số câu văn có sử dụng phép so sánh:
- Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố... .
- ...dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa.
- ..., chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...
- Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.
- ..., chúng đang cặm cụi vạch những “nét sổ” với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp...
=> Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
Cách trả lời 4:
Một số câu văn dùng phép so sánh:
- "Tiếng ồn ào như vỡ chợ."
- "Mọi sự đều bình lặng y như buổi sáng chủ nhật."
- "Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi."
- "... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy." (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...
- “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù."
=> Những hình ảnh này có tác dụng:
- Làm cho lời văn thêm hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
- Thể hiện rõ nét không khí của buổi học cuối cùng: lúc thì ồn ào, lúc thì lặng yên.
- Thể hiện tâm trạng lưu luyến, bịn rịn của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men.
>>> Đề cương học kì 2 môn Văn lớp 6 bài Buổi học cuối cùng
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 6 trang 55 SGK ngữ văn 6 tập 2 được biên soạn theo nhiều cách khác nhau giúp các em tham khảo để soạn bài Buổi học cuối cùng tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !