Bài 2 trang 68 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 68 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Cô bé bán diêm ngữ văn 8: Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh...
(407) 1357 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 68 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Cô bé bán diêm ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện ? Liệt kê những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc hoạ nỗi khổ cực của cô bé.

Trả lời bài 2 trang 68 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Những điều được biết về Cô bé bán diêm qua phần đầu truyện là:

- Gia cảnh của cô bé bán diêm.

  • Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước…)
  • Cô bé ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt và những lời mắng nhiếc, chửi rủa của cha.

- Cảnh bán diêm của cô bé.

  • Thời gian: đêm giao thừa mọi người ở trong nhà quây quần đoàn tụ.
  • Không gian: ở trong mọi nhà đều rực sáng ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay, ngoài đường trời rét mướt cô bé bán diêm đầu trần chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối, đôi tay cứng đờ.
  • Tình cảnh: em không thể về nhà vì chưa bán được bao diêm nào và chưa có ai bố thí cho em xu nào đem về nên nhất định cha em sẽ đánh em. Em ngồi co ro trong góc tường tối tăm, gió rét căm căm

- Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé :

  • Quá khứ - hiện tại (yên vui, sum họp – sa sút, chia lìa).
  • Phố sá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.
  • Mộng ảo huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt.

➜ Hoàn cảnh thật đáng thương, tội nghiệp, sự tương phản dữ dội giữa một em bé bơ vơ, côi cút đói rách trong đêm giao thừa và không khí ấm cúng của mọi người trong đêm giao thừa, chính vì vậy mà càng đáng thương hơn, xót lòng hơn.

Trả lời ngắn gọn

Những điều thấy được về cuộc sống của cô bé qua phần đầu truyện:

- Gia cảnh: cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã qua đời, em sống với người bố khó tính luôn mắng nhiếc, đánh đập.

- Thời gian: đêm giao thừa. 

- Không gian: mọi nhà sáng đèn, ngỗng quay, ngoài đường tối tăm, lạnh lẽo.

- Những hình ảnh tương phản được sử dụng khắc hạ nỗi khổ cực của cô bé:

  • Ngôi nhà đẹp đẽ trước kia em sống >
  • Mọi nhà rực ánh đèn, mùi ngỗng quay >

⟹ Những hình ảnh tương phản này được chọn lọc, nhằm nêu bật tình cảnh tội nghiệp, đáng thương của cô bé vừa rét vừa đói vừa khổ.

Ngoài ra, còn có sự tương phản giừa hình ảnh “cái xó tối tăm” mà có phải sống chui rúc với bố hiện nay với “ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh” năm xưa khi bà nội cô còn sống. Hình ảnh tương phản này vừa nêu bật nỗi khổ vật chất, vừa cho thấy sự mất mát tinh thần cùa cô bé bây giờ, vì chỉ có bà nội cô là người thương cô

Tham khảo thêm cách trình bày khác

- Gia cảnh của cô bé bán diêm:

  • Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất
  • Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà

- Hình ảnh cô bé bán diêm:

  • Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường
  • Cả ngày không bán được bao diêm nào

- Thời gian: đêm giao thừa

- Không gian: ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn

- Những hình ảnh đối lập nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:

  • Ngôi nhà xinh đẹp, nơi em sống có cây thường xuân bao quanh >
  • Cửa sổ mọi nhà sáng rực, ấm áp >
  • Phố xá sực nức mùi ngỗng quay>

=> Sự tương phản làm nổi bật lên nỗi khổ lang thang đói rét của em bé.

--------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Cô bé bán diêm trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.


(407) 1357 04/08/2022