Bài 1 trang 124 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 124 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Câu ghép (tiếp theo) ngữ văn 8: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu...
(396) 1320 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 124 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Câu ghép (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy.

a) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

b) Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào !

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

c) Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

(Nguyễn Đình Thi)

e) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau [...]. Kết cục, anh chàng "hầu cận ông lý" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Trả lời bài 1 trang 124 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Để soạn bài Câu ghép (tiếp theo) tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 124 sgk văn 8 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a) Quan hệ nhân - quả:

  • Nguyên nhân: "tôi đi học"
  • Kết quả "cảnh vật chung quanh thay đổi"

b) Quan hệ giả thuyết - hệ quả

  • Giả thuyết: xóa hết dấu vết của thi nhân
  • Hệ quả: "cảnh tượng nghèo nàn"

c) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ đồng thời

  • Một vế là quyền lợi của chủ tướng, vế hai là quyền lợi của tướng sĩ, quân binh

d) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ tương phản

  • Vế một rét của mùa đông, vế hai sự ấm áp, tươi mới của mùa xuân

e) Quan hệ giữa các vế: quan hệ tăng tiến

  • Mức độ đấu tranh tăng tiến dần: giằng co -> du đẩy -> vật nhau -> ngã nhào

Cách trình bày 2

a) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ nguyên nhân (vế thứ nhất chỉ kết quả, vế thứ hai có từ “vì” chỉ nguyên nhân).

- Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ hai và vế thứ ba là quan hệ giải thích (vế thứ ba sau dấu hai chấm giải thích cho những điều nêu ở vế thứ hai “hôm nay tôi đi học”).

b) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ điều kiện (vế có từ “nếu” chỉ điều kiện, vế thứ hai chỉ kết quả “thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến mức nào”).

c) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: (quan hệ qua lại) quan hệ đồng thời. Vế một nêu quyền lợi mà chủ tướng (ta), vế hai nêu ý quyền lợi của các tướng sĩ (các ngươi) cùng gắn bó trên mọi lĩnh vực.

d) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tương phản (vế thứ nhất có từ “tuy” tương phán ý nghĩa với vế thứ hai).

e) Đoạn trích có hai câu ghép.

  • Câu ghép thứ nhất, các vế câu có quan hệ nối tiếp, tăng tiến qua từ “rồi”.
  • Câu ghép thứ hai, các vế câu có quan hệ nguyên nhân (vế có từ yếu hơn chỉ nguyên nhân, vế sau chi kết quả.

Cách trình bày 3

CâuQuan hệ ý nghĩa các vếÝ nghĩa biểu thị của mỗi vế
Vế mộtVế hai
a.Nhân quảkết quả: lòng tôi thay đổinguyên nhân: cảnh vật thay đổi
b.giả thiết - kết quảgiả thiết: xóa hết dấu vết của thi nhân, xóa đi dấu vết trong tâm linhkết quả: cảnh tượng nghèo nàn nếu giả thiết xảy ra
c.đồng thờiquyền lợi chủ tướngquyền lợi tướng sĩ
d.tương phảnsự giá lạnh mùa đôngbước tiến mùa xuân
e.thăng tiến

ý của vế hai mạnh hơn ý vế một

- giằng co -> du đẩy -> buông gậy -> áp vật

- yếu hơn -> ngã nhào

Ghi nhớ

- Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là : quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.

- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

-------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 124 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Câu ghép (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 8 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(396) 1320 04/08/2022