Bài tập trang 153 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài tập trang 153 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học ngữ văn 8: Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác...
(392) 1307 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 153 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn rồi trả lời các câu hỏi:

a) Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ (tiếng) ? Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không ? Có thể tuỳ ý thêm bớt được không ?

b) Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B, các tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là tiếng trắc, kí hiệu là T. Hãy ghi kí hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ đó.

c) Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau, biết rằng nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là "đối" nhau, nếu dùng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng thì gọi là "niêm" với nhau (dính nhau). Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng.

d) Vần là bộ phận của tiếng không kể dấu thanh và phụ âm đầu (nếu có). Những tiếng có bộ phận vần giống nhau, ví dụ: an, than, can, man,... là những tiếng hiệp vần với nhau. Vần có thanh huyền hoặc thanh ngang gọi là vần bằng, vần có các thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là vần trắc. Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vấn bằng hay trắc.

e) Thơ muốn nhịp nhàng thì phải ngắt nhịp, chỗ ngắt nhịp đọc hơi ngừng lại một chút trước khi đọc tiếp đến hết dòng. Chỗ ngắt nhịp cũng đánh dấu một chỗ ngừng có nghĩa. Hãy cho biết câu thơ bảy tiếng trong bài ngắt nhịp như thế nào

Trả lời bài tập trang 153 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

a, Mỗi bài thơ có 7 tiếng, số dòng và số chữ có bắt buộc và không thể tùy tiện thêm bớt.

b, Sử dụng kí hiệu bằng trắc cho hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

( T - B - B - T/ T- B- B )

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

( T- T - B - B - T - T- B)

Đã khách không nhà trong bốn biển

( T- T- B - B - B - T - T)

Lại người có tội giữa năm châu

( T- B - T- T - T - B - B)

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

( T- B- B- T- B - B -T)

Miệng cười tan cuộc oán thù

( T- T- B- T- T- B)

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

( B - T- T- B/ B- T- T)

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

( B - B - B - T- T- B - B)

c, Niêm luật của bài thơ:

+ Niêm (dính nhau) tiếng dòng trên tương ứng với dòng dưới đều B

+ Đối: tiếng dòng trên B ứng với tiếng dòng dưới T

d, Những tiếng ở cuối câu luôn hiệp vần với nhau, câu 1- 2- 4- 6- 8

e, Thường ngắt nhịp chẵn lẻ: 4/3 ; 2/2/ 3

Ghi nhớ

- Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.

- Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.

------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài tập trang 153 SGK ngữ văn 8 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp


(392) 1307 04/08/2022