Bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Dấu ngoặc kép chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau:
a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A ! Lão giá tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?".
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Kết cục, anh chàng "hầu cận ông 15" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
c) Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu”, những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
e) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:
Nghe càng đắm, ngắm càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Cái thứ "mặt sắt” mà "ngây vì tình" ấy quả không lấy gì làm đẹp!
(Hoài Thanh, trong Tập nghị luận và phê bình văn học, tập 1)
Trả lời bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Để soạn bài Dấu ngoặc kép tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 142 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
a) Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp ( lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra).
b) Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng.
c) Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.
d) Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, dùng hàm ý mỉa mai.
e) Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác vào bài của mình.
Cách trình bày 2
- Đoạn (a)
- Dấu ngoặc kép đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật.
- Lão Hạc tưởng tượng ra lời của con chó nói với mình.
- Đoạn (b)
- Dấu ngoặc kép đánh dấu ngữ có hàm ý mỉa mai.
- một anh chàng được coi là "hậu cận ông lí" mà bị người đàn bà có con mọn túm lấy lẳng nhào ra thềm.
- Đoạn (c): Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu từ trích dẫn lời bà cô.
- Đoạn (d)
- Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu những ngữ có ý mỉa mai: An- nam-mít, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.
- Mỉa mai sự bịp bợm xảo trá của thực dân Pháp.
- Đoạn (e)
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai: mặt sắt, ngây vì tình. Nhằm mỉa mai bộ mặt đểu cáng của Hồ Tôn Hiến.
Cách trình bày 3
Công dụng của dấu ngoặc kép:
a) Làm nhiệm vụ tác riêng lời nói trực tiếp. Ở đây, lời nói trực tiếp là lời con chó vàng được lão Hạc tưởng tượng ra.
b) Được dùng với ý mỉa mai, châm biếm : một anh chàng được coi là kẻ hầu của kẻ có thế lực nhưng lại bị một người đàn bà khỏe mạnh đánh ngã một cách hết sức dễ dàng. Kẻ có thế lực ấy đã bị bẽ mặt.
c)
d) Được dùng để tách riêng những từ ngữ được tác giả mượn lại lời người khác trong bài viết của mình và dùng có hàm ý mỉa mai.
e) Đánh dấu những từ ngữ được dẫn trực tiếp. Ở đây, Hoài Thanh đã mượn những từ ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều để dùng lại trong bài viết của mình.
Dấu ngoặc kép dùng để :
- Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, ... được dẫn.
------------
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Dấu ngoặc kép trong chương trình soạn văn 8 được tốt hơn trước khi đến lớp.