Bài 5 trang 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Dấu ngoặc kép ngữ văn 8: Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn...
(365) 1218 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Dấu ngoặc kép chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học Ngữ văn 8, tập 1, giải thích công dụng của chúng.

Trả lời bài 5 trang 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Để soạn bài Dấu ngoặc kép tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 144 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

- Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

- Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra"…

- Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9- 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3 ;Ru-an-đa : 8,1

Cách trình bày 2

Ví dụ 1:

- Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá có câu văn: Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni lông”.

- Công dụng: Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, lời của một khẩu hiệu.

Ví dụ 2:

- Ví dụ, trong bài đọc thêm Chú giống con họ hung (trang 59) có sử dụng các loại dấu này:

+ Một đơn vị bộ đội trên đường hành quân, đến Quảng Bình, vào nghỉ tại nhà một ông cụ. Cụ già thăm hỏi từng chiến sĩ và chăm chú nhìn vào một chiến sĩ da ngăn đen, rồi nói một cách rất tự nhiên :

- Chú này giống con bọ hung.

+ Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm hối rối. Sau đó mới hiểu nghĩa của câu nói ấy là : “Chú này rất giống con của bố”.

+ Công dụng:

  • Dấu hai chấm trong câu chuyện có ở hai vị trí; vị trí đầu, đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của ông cụ; vị trí sau, đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
  • Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

Cách trình bày 3

– Dấu hai chấm:

+ Vừa thấy tôi, lão báo ngay: – Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

+ Công dụng: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

– Dấu ngoặc kép:

+ Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”…

+ Công dụng: Hiểu theo nghĩa là đã sáng tỏ trong suy nghĩ, hiểu được vấn đề.

– Dấu ngoặc đơn

+ Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ từ năm 1987…phạt 500 đô la)

+ Công dụng: Bổ sung thêm thông tin.

Ghi nhớ

Dấu ngoặc kép dùng để :

- Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai

- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, ... được dẫn.

-------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 5 trang 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Dấu ngoặc kép trong chương trình soạn văn 8 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(365) 1218 04/08/2022