Bài tập phần 1 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài tập phần 1 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Ôn luyện về dấu câu ngữ văn 8: Dựa vào các bài đã học về dấu câu...
(484) 1612 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài tập phần 1 trang 150 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài Ôn luyện về dấu câu ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Dựa vào các bài đã học về dấu câu ở các lớp 6,7,8, lập bảng tổng kết về dấu câu

Trả lời bài tập phần 1 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Dấu câuCông dụng
Dấu chấmĐặt cuối câu trần thuật
Dấu chấm hỏiĐặt cuối câu nghi vấn
Dấu chấm thanĐặt cuối câu cầu khiến và câu cảm thán
Dấu phẩy

Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu. Cụ thể:

- giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ

- giữa các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp

- giữa một từ ngữ với các bộ phận chú thích của nó

- giữa các vế của câu ghép

Dấu chấm lửng

Dùng để:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm.

Dấu chấm phẩy

Dùng để:

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Dấu gạch ngang

- để chú thích, giải thích

- đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

- nối các từ trong một liên danh

- nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng

- nối các từ nằm trong một liên danh

Dấu ngoặc đơn

Đánh dấu:

- phần giải thích

- phần thuyết minh

- phần bổ sung thêm

Hai dấu chấm

Dùng để:

- báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

- báo trước lời dẫn trực tiếp hay đối thoại

Dấu ngoặc kép

- Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai

- Đánh dấu tờ báo, tác phẩm, tập san,… được dẫn.

Ghi nhớ

Khi viết, cần tránh các lỗi sau đây về dấu câu:

  • Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
  • Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
  • Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
  • Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.

-------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài tập phần 1 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ôn luyện về dấu câu trong chương trình soạn văn 8 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(484) 1612 04/08/2022