Soạn bài Chương trình địa phương phần văn

Soạn bài Chương trình địa phương phần văn lớp 8 trang 141 SGK Ngữ văn 8 tập 1 với hướng dẫn chi tiết trả lời 2 câu hỏi mà các em cần làm để tìm hiểu văn học địa phương mình
(368) 1226 04/08/2022

Chương trình địa phương ngữ văn lớp 8 là bài học thuộc bài 14 Ngữ văn 8 nhằm giúp các em tìm hiểu các văn tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương,

Soạn bài Chương trình địa phương phần văn trang 141 SGK Ngữ văn lớp 8

1. Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ quê ở thành phố, tỉnh (hoặc quận, huyện) nơi em đang sinh sống theo trình tự: họ tên, bút danh (nếu có), năm sinh, năm mất (nếu đã mất) và tác phẩm chính. Chú ý: chỉ thống kê những tác giả có sáng tác trước năm 1975.

Trả lời:

Ta có bảng thống kê sau:

Tên tác giảNăm sinhBút danh(nếu có)Những tác phẩm chính
Nguyễn Khải1930Mùa lạc (1960), Xung đột (1953- 1962), Chiến sĩ (1973), Gặp gỡ cuối năm (1982)…
Nguyễn Tuân1910- 1987Sông Đà (1960), Vang bóng một thời (1933), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi…
Nguyễn Sen1920- 2005Tô HoàiTruyện Tây Bắc, Dế Mèn phiêu lưu kí, Hoàng Văn Thụ, Mười năm, Tây Bắc
Nguyễn Trung Thu1940Em hoặc không ai cả (1995), Đêm Trường Sơn nhớ Bác (1996), Kỉ niệm về lời ru buồn…
Nguyễn Đình Thi1924Người chiến sĩ (1956), Bài thơ Hắc Hải (1959), Dòng sông trong xanh (1974)…
Bế Kiến Quốc1949Những dòng sông chung (1979), Chú ngựa mã sao (1979), Dòng suối thần kì (1984)…
Phan Thị Thanh Nhàn1943Tháng giêng hai (1970), Hương thầm (1973), Chân dung người chiến thắng 1977)…
Trần Bích Lan1932Nguyên SaThơ Nguyên Sa (1958), Gõ đầu trẻ, Mây bay đi…

2. Sưu tầm và chép lại một bài thơ hoặc một bài văn (khoảng vài trang, có thể | là đoạn trích) viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hoá, truyền thống lịch sử của quê hương em mà em thấy hay.

Trả lời:

Các em có thểm lựa chọn các bài thơ, bài văn được đăng trên các báo hoặc được truyền lại trong sinh hoạt hàng ngày trên quê hương, dưới đây là một số minh họa về thủ đô Hà Nội:

Ba mươi sáu phố phường (Tác giả:  Thái Thăng Long)

Hàng Buồm chẳng còn cánh buồm

Thuyền đậu nơi nào em đến

Sông Hồng cách xa biền biệt

Bãi ngô cát trắng mùa xuân.

Hàng Chuối

Đâu còn có chuối

Vài cây cơm nguội trăm tuổi

Lác đác những chú chim sâu.

Hàng Nâu

Rồi sang hàng Lược

Lược chải tóc em ngày xưa.

Áo trắng tóc dài trên phố.

Hương chanh hương cốm mùa thu.

Hàng Đào hoa đào mấy độ?

Hàng Bạc tìm thợ làm vàng.

Hàng Cót rẽ về hàng Than.

Hàng Da em tìm giầy dép.

Hàng Nón nón trắng dập dờn

Hàng Bông nào còn bông vải

Hàng Gai đàn ai đêm tối

Văng vẳng mấy giọng hát đào

Hàng Mã chợ hoa ngày Tết

Hoa hồng đào thế Nhật Tân.

Run run rét về trong mắt

Mê hồn những sắc những hoa

Ta yêu mái nhà phố Phái

Nguệch ngoạc đơn sơ tài hoa.

Ta yêu hàng cây bờ cỏ

Tháp Bút viết suốt ngàn năm.

Hồ Gươm Rùa vàng đã nổi

Mùa xuân em có về không ?

Ba sáu phố phường Hà Nội.

(1996)

Hồ Gươm

Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa.Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh .

Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn . Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính . Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.

Theo Ngô Quân Miện

Bài thơ Hà Nội của nhà thơ Trần Đăng Khoa

Hà Nội

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời thổi gió

Không cần bạn chạy xa

Hà Nội có nhiều hoa

Bó từng chùm cẩn thận

Mấy chú vào mua hoa

Tươi cười ra mặt trận

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao

Hà Nội có nhiều hào

Bụng súng đầy những đạn

Và có nhiều búp bê

Bóng tròn cho các bạn

Hà Nội có tàu điện

Đi về cứ leng keng

Người xuống và người lên

Người nào trông cũng đẹp

Mấy năm giặc bắn phá

Ba Đình vẫn xanh cây



Trăng vàng chùa Một Cột

Phủ Tây Hồ hoa bay...

Trần Đăng Khoa

Trên đây là nội dung soạn bài chương trình địa phương phần văn lớp 8 ngắn gọn và chi tiết nhất, mong rằng với nội dung này các em sẽ tìm hiểu thêm được thật nhiều tác phẩm hay của địa phương em nhé!


(368) 1226 04/08/2022