Bài 3 trang 131 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 131 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Bài toán dân số ngữ văn 8: Câu chuyện kén rể của nhà thông thái...
(390) 1301 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 131 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Bài toán dân số ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới ?

Trả lời bài 3 trang 131 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Để soạn bài Bài toán dân số tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 131 sgk văn 8 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

- Sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái:

+ Tác giả làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, tạo sức hấp dẫn cho bài viết

+ Nhấn mạnh vấn đề gia tăng dân số có từ thời cổ đại còn tồn tại tới thời hiện đại.

+ Tốc độ gia tăng dân số kinh khủng bằng hình ảnh số thóc khổng lồ “có thể phủ kín bề mặt trái đất”…

=> Sự so sánh giúp người đọc dễ hình dung ra thực trạng vấn đề, qua đó cảnh tỉnh mọi người sự bùng nổ dân số đang diễn ra mạnh mẽ, cần có biện pháp khắc phục.

Cách trình bày 2

- Câu chuyện kén rể của nhà thông thái cũng chính là bài toán cổ được tác giả nêu lên nhằm gây tò mò, lôi cuốn người đọc đưa đến một kết luận bất ngờ: mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp: có thế phủ kín bề mặt trái đất.

- Câu chuyện là tiền đề để tác giả so sánh với sự gia tăng và bùng nổ dân số. Có chỗ tương đồng là cả hai: số lúa dùng cho mỗi ô của bàn cờ và dân số thế giới đều cùng tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (chỉ tiêu hai con cho một cặp vợ chồng ). Từ sự so sánh đó, tác giả nêu bật vấn đề trọng tâm của bài viết là tốc độ gia tăng dân số là vô cùng nhanh chóng.

Cách trình bày 3

- Câu chuyện kén rể của nhà thông thái mà tác giả trình bày là câu chuyện về cấp số nhân của số thóc trên bàn cờ.

- Việc sử dụng câu chuyện này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Câu chuyện đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân số là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục.

-------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 3 trang 131 SGK ngữ văn 8 tập 1 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Bài toán dân số tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 8 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.


(390) 1301 04/08/2022