Bài 2 trang 158 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 158 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt ngữ văn 8: Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ...
(372) 1239 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 158 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi Ngữ pháp, soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt ngắn gọn nhất giúp các em Ngữ pháp tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

a) Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

b) Đọc đoạn trích sau:

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không ? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không ?

c) Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích sau :

Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Trả lời bài 2 trang 158 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Để soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 158 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a)

+ Nó đi chơi những hai ngày à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ)

+ Trời ơi, chính nó là người tiết lộ bí mật! (dùng trợ từ và thán từ)

b) Câu ghép trong đoạn trên:

- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.

- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

c) Câu ghép:

+ Chúng ta/ không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/ không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

+ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.

Cách trình bày 2

a. Câu có dùng trợ từ và tình thái từ :

Cậu chỉ mua cho mình hai cuốn vở thôi nhé

Ôi! Chính mình cũng cảm thấy bất ngờ vì chuyện này

b. Trong đoạn trích trên, câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị là câu ghép.

- Câu này có thê tách thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liền mạch của các sự việc sẽ bị phá vỡ. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi.

c. Đoạn trích gồm ba câu. Câu thứ nhất và câu thứ ba là câu ghép.

  • Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.
  • Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

- Các vế câu được nối với nhau bởi các quan hệ từ (cũng như, bởi vì).

------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 158 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.


(372) 1239 04/08/2022