Bài 2 trang 156 SGK Ngữ văn 8

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 156 SGK Ngữ văn 8 tập 1, hướng dẫn soạn bài Muốn làm thằng Cuội ngữ văn 8: Hãy phân tích cái ngông của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội.
(382) 1273 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 156 sách giáo khoa Ngữ văn 8 phần đọc hiểu soạn bài Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà).

Đề bàiNhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ "ngông". Em hiểu "ngông" nghĩa là gì (bộc lộ một thái độ như thế nào đối với cuộc sống) ? Hãy phân tích cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội (chú ý các câu 3 – 4, 5- 6).

Trả lời bài 2 trang 156 SGK văn 8 tập 1

Cách trả lời 1

- "Ngông" là thái độ sống vượt lên mức bình thường, là chơi trội, là làm những việc người khác không làm được, bất chấp sự khen chê của người đời.

- Cái "ngông" của Tản Đà: muốn đi xa khỏi trần gian để lên cung trăng với chị Hằng.

+ Ở câu 3-4: Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được làm chú Cuội.

-> Bày cách cho chị Hằng đưa mình lên chơi.

+ Ở câu 5-6: Muốn lên cung trăng dạo chơi cùng gió cùng mây.

-> Muốn bầu bạn với chị Hằng và tự tin rằng có mình lên chị Hằng sẽ bớt buồn.

Tham khảoBình giảng bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà

Cách trả lời 2

- "Ngông" có nghĩa là làm những việc không bình thường, vượt trội lên so với bình thường. Ngông cũng có nghĩa là chơi trội, gây cho người ta phải chú ý bởi các việc làm độc đáo mà người bình thường không dám hoặc không làm được.

- Cái ngông thể hiện trong bài thơ này là muốn đi ra khỏi trái đất để lên cung trăng ở chơi với chị Hằng. Hơn thế nữa, nhà thơ lại xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn chị coi mình như là chú Cuội, như một người bầu bạn, bày cách cho chị Hằng đưa mình lên trời, lên trăng. Tản Đà rất tự tin, coi rằng mình lên cung trăng sẽ làm cho chị Hằng không còn lẻ loi, không bị buồn tủi. Ý định cùng chị Hằng Rồi mỗi năm rằm tháng tám - Tựa nhau trông xuống thế gian cười cũng là thể hiện cái ngông của thi sĩ.

Cách trả lời 3

- “Ngông” là thái độ bất cần đời, là dám làm điều trái lẽ thường, không sợ lời đàm tiếu, đó là thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính.

- Cái ngông của Tản Đà chính là ước muốn làm thằng Cuội, muốn lên cung trăng, những ước muốn người thường không dám mơ tới. Cảnh tượng vẽ ra chị Hằng cùng nhà thơ bầu bạn, trò chuyện gió mây, mọi thứ đều như hư ảo.

Cách trả lời 4

– Từ “ngông” được hiểu:

+ Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường

+ Chơi trội, dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép.

– Cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:

+ Muốn thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng

+ Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi là bạn

+ Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất “ngông”: muốn chị Hằng ghì cành đa xuống.

+ Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu 4 Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.

=> Tản Đà một hồn thơ “ngông” giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công, ô trọc. Phía sau cái “ngông” của ông là nhân cách hơn người.

Xem thêm

Bài 3 trang 156 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì ?

Bài 4 trang 156 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ ?

Trên đây là 4 cách trả lời câu hỏi bài 2 trang 156 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em soạn bài Muốn làm thằng Cuội tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(382) 1273 04/08/2022