Bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ngữ văn 8: Đọc lại cặp câu 3-4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi..
(398) 1325 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Đọc lại cặp câu 3-4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Để soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 147 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

- Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy

- Nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân ( khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường còn gian nan.

- Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa:

  • Thể hiện cuộc đời làm cách mệnh gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân
  • Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhấn mạnh sự lênh đênh, cuộc đời sóng gió qua đó nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ yêu nước kiên cường.

Cách trình bày 2

Ở cặp câu 3 và 4, tác giả tự nghiệm về cuộc đời làm cách mạng đầy sóng gió của mình với một giọng trầm.

a) Nhìn thẳng vào tình cảnh đầy khó khăn của mình (khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường gian nan đang còn dài dặc.

b) Giọng thơ trầm, phảng phất buồn đau mà không bị lụy ; có sắc thái than nhưng vẫn toán lên cái thần thái tráng ca :

- Các từ bốn biển, năm châu gợi cái lớn lao, dài rộng, nâng tầm cái buồn lên, xóa đi cái ảo não.

- Cặp câu này đối nhau (theo đúng quy cách của thể thất ngôn bát cú luật Đường) gợi thêm cái trùng điệp của sóng gió gian nan, đồng thời tạo ra sắc điệu vững chắc, hài hòa.

Cách trình bày 3

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

- Về giọng điệu: Từ hai câu đầu với giọng thơ hài hước, đùa vui thì hai câu thơ 3-4 mang một giọng điệu trầm buồn, như một nỗi đau cố nén.

- Ý nghĩa lời tâm sự:

  • Khách không nhà: Cuộc đời bôn ba của Phan Bội Châu đầy sóng gió và nhiều bất trắc. Mười năm bôn ba phiêu bạt khắp nơi, Phan Bội Châu đã từng nếm trải cảnh không mái ấm gia đình, cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần. Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi (ông bị thực dán Pháp tuyên án tử hình và truy nã khắp nơi).
  • Ông than cho số phận cá nhân của mình cũng chính là đau với nỗi đau của một dân tộc mất nước. Đó là nỗi buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách cao cả.

Cách trình bày 4

- Giọng thơ bay bổng trầm hùng sang suy tư, phảng buồn đau, bi mà không lụy. Vì đối diện với thực tế cuộc sống chốn lao tù, khi đường cách mạng gián đoạn.

- Phép đối : khách không nhà – người có tội ; trong bốn biển – giữa năm châu → hình ảnh người có tội trở nên cao đẹp.

Cách trình bày 5

- Sự thay đổi giọng điệu câu 3-4 so với câu 1-2: giọng điệu trầm xuống, âm hưởng trầm lắng, suy tư, không còn sự hào sảng, lạc quan như ở trên. Vì: ngẫm lại chặng đường cách mạng của mình, suy nghĩ về sự nghiệp cứu nước đang dang dở vì phải ở tù.

- Lời tâm sự thể hiện:

  • Cuộc đời dành cả cho cách mạng. Con đường cứu nước gian lao, phiêu bạt, hiểm nguy làm “khách không nhà”, “người có tội”
  • Hình tượng “người có tội” ấy hiện lên kì vĩ, cao đẹp giữa “bốn bể”, “năm châu”.

-----------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác trong chương trình soạn văn 8 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(398) 1325 04/08/2022