Bài 3 trang 121 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 121 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Ôn dịch, thuốc lá chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Vì sao tác giả đặt giả định "Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !" trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá ?
Trả lời bài 3 trang 121 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Để soạn bài Ôn dịch, thuốc lá tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 121 sgk văn 8 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Tác giả đặt giả định "tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" vì:
- Tác giả bác bỏ những sự ngụy biện, chống chế thường gặp ở những người hút thuốc.
- Để chỉ rõ thuốc là nó không chỉ ảnh hưởng tới một người hút mà nó còn ảnh hưởng, còn đầu độc tới mọi người xung
- Thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc với những người hút thuốc lá và đề nghị những người hút thuốc lá phải có ý thức ra hành lang hoặc ngoài sân để không ảnh hưởng đến người khác.
Cách trình bày 2
- Đặt giả định "tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" để phủ định, bác bỏ
- Thực tế, nhiều người coi thường sức khỏe người thân, người xung quanh nên mặc sức hút thuốc lá
- Họ ngụy biện bằng cách vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
- Tác giả phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe bản thân mà còn hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh.
- Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng không thể sử dụng quyền đó làm ảnh hưởng tới không khí người khác.
=> Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế
Cách trình bày 3
- Tác giả đặt giả định: "Có người bảo tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!":
- Sau khi đưa ra giả định tác giả đi vào phân tích: vấn đề hút thuốc không phải là vấn đề riêng của mỗi người mà nó còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
- Hút thuốc là quyền riêng tư, nhưng hút thuốc nơi đông người làm ô nhiễm bầu không khí của những người khác, những người vô tình hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc các bệnh về phổi cao hơn chính những người hút. Những bà mẹ mang thái hít phải khói thuốc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đứa con.
=> Tác giả cho rằng, việc hút thuốc là một tội ác, đồng thời nêu ra những lí do chính đáng nhằm bác bỏ những điều chưa chính đáng, chưa thuyết phục của những người đang hút thuốc lá.
- Khi tác giả nói: "Tôi bị bệnh mặc tôi" là để bác bỏ đi những ý kiến, những suy nghĩ chưa đúng của những người hút thuốc. Bởi họ hút thuốc lá không chỉ khiến họ bị bệnh mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Hơn thế nữa, người hút thuốc cũng chẳng thể tự tách li ra khỏi xã hội, "mặc tôi" vì tôi hút không liên quan đến ai.
Cách trình bày 4
Tác giả đặt giả định : "Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !" trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá nhằm phản bác. Trong thực tế, không ít người đã vì thú vui hút thuốc mà coi thường lời khuyên của bác sĩ và những người thân. Họ vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Tác giả đã phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe của mình, mà còn hủy hoại sức khỏe của những người thân, của những người xung quanh. Vấn đề hút thuốc không phải là vấn đề riêng của cá nhân. Không giống như uống rượu, ai uống người nấy chịu. Còn hút thuốc thì người gần bị đầu độc. Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng không thể dùng quyền đó để đầu độc người khác. Tác giả đã dùng các quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế. Hơn nữa còn cho việc làm đó là một "tội ác".
----------------
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 121 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ôn dịch, thuốc lá trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.